Việc đầu tư chứng khoán là một trong những hình thức đầu tư vô cùng hấp dẫn và có được lợi nhuận cực kì cao. Vậy chứng khoán là gì? Hãy cùng Điểm Tin Công Nghệ tìm hiểu các vấn đề và thuật ngữ liên quan.
I. Tìm hiểu chứng khoán là gì?
1. Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là gì? Bạn có thể hiểu chứng khoán là các loại giấy tờ mang trị giá khác nhau được các tổ chức phát hành theo quy định của pháp luật. Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa mang tính trừu tượng, có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính.
Có chứng khoán trong tay tức là bạn đã có bằng chứng xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của mình. Quyền sở hữu đó được xác nhận đối với tài sản, phần vốn của công ty hoặc tổ chức đã phát hành cho bạn.
Trên thị trường có 2 dạng chứng khoán ở dạng dữ liệu điện tử gồm:
- Chứng chỉ quỹ (trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán phái sinh).
- Chứng chỉ bút toán ghi sổ.
2. Đầu tư chứng khoán là gì?
Đầu tư chứng khoán có thể hiểu là việc mua lại cổ phần và đồng thời trở thành cổ đông trong doanh nghiệp đó. Nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán là những người sẽ trực tiếp đứng tên cổ phần đại diện cho quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp.
Nhiều người vẫn cho rằng việc đầu tư vào thị trường chứng khoán tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hãy tìm hiểu kĩ lại vì đầu tư chứng khoán là hành động có chủ đích với những tính toán kỹ lưỡng chứ không phải hành động mang phần cảm tính. Đầu từ chứng khoán là gì? Khi đã dùng tiền đầu tư, bạn phải nắm rõ mục đích của việc đầu tư, lên kế hoạch và cách triển khai các khoản đầu tư sao cho hợp lý và hiệu quả.
Nói về rủi ro của đầu tư chứng khoán, nổi bật nhất là rủi ro hệ thống – từ dùng để chỉ các yếu tố ảnh hưởng đến phân khúc thị trường chứng khoán và kinh tế. Một số ví dụ như: rủi ro lạm phát, rủi ro tiền tệ, rủi ro lãi suất hay rủi ro chính trị.
Đầu tư chứng khoán
3. Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là loại chứng khoán mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở. Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được đồng ý thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại,.. và công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất,…
4. Lưu ký chứng khoán
Lưu ký chứng khoán là thuật ngữ để chỉ những hoạt động trong lĩnh vực tài chính bao gồm: nhận, ký gửi, bảo vệ tính an toàn, chuyển giao và xác nhận quyền sở hữu chứng khoán của khách hàng lưu trên hệ thống tài khoản lưu ký chứng khoán dựa trên kho dữ liệu do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) quản lý.
Lưu ký chứng khoán được ra đời nhằm đảm bảo và thực thi các quyền và lợi ích liên quan đến chứng khoán của người sở hữu.
Cần trang bị gì trước khi đầu tư chứng khoán?
Để tham gia vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần trang bị cho bản thân:
– Vốn
Vốn tham là một trong những yếu tố thiết yếu để đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư cần chuẩn bị cho mình một lượng vốn nhất định, con số vốn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lượng tài sản bạn đang sở hữu, độ rủi ro và kỳ vọng lãi thu về.
– Thiết bị
Sở hữu một thiết bị thông minh như smartphone, tablet hay laptop là rất cần thiết. Chúng đảm bảo cho nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch một cách kịp thời nhất, cập nhật những thông tin về thị trường nhanh nhất.
– Thông tin
Thông tin là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình đầu tư. Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, nguồn thông tin dành cho các nhà đầu tư là vô cùng rộng mở. Trước khi bắt đầu, các nhà đầu tư nên cập nhật các nguồn thông tin chính xác, đa chiều và chuyên sâu từ kinh nghiệm của những người đi trước hay từ các công ty về các thông tin tài chính quan trọng.
– Kiến thức về chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư sinh lời khá tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận cao thì sẽ luôn đi kèm với rủi ro. Vì vậy, việc trau dồi kiến thức về chứng khoán điều vô cùng cần thiết.
Để biết thêm những thông tin liên quan đến thị trường chứng khoán và các vấn đề công nghệ đừng quên theo dõi Điểm tin Công Nghệ mỗi ngày bạn nhé.