Chi viện cho Bắc Giang

0
861

TTO – Bắc Giang tuy phát hiện bệnh nhân muộn nhưng tăng chóng mặt, có ngày gần 100 ca dương tính mới, hàng chục ngàn người đi cách ly, vì vậy lúc này “sờ” đến cái gì cũng thiếu.

Trưa 23-5: 22 ca mắc mới ở Bắc Giang, Hải Dương, Đà Nẵng và Bệnh viện K

Tối 22-5, thêm 73 ca mắc COVID-19 mới, Bắc Ninh và Bắc Giang có 64 ca

10 tấn gạo ‘san sẻ yêu thương’ hỗ trợ thanh niên công nhân ở Bắc Giang

Chàng trai Đặng Minh Trí (mặc đồ bảo hộ) và chiếc xe cứu thương có mặt tại TP Bắc Giang chiều 22-5 – Ảnh: NVCC

Những ngày đầu chống dịch, nhân lực của Bắc Giang chúng tôi căng mình ra các chỗ, thiếu thốn người, thiếu thốn vật lực, phải huy động cả sinh viên trường y vào cuộc. Mà dịch giã này làm gì có giờ nghỉ, có các đồng nghiệp, có hỗ trợ, chúng tôi đỡ nhiều lắm…Ông Nguyễn Xuân Tình, chánh văn phòng Sở Y tế Bắc Giang :Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch, với trên 800 ca dương tính. Địa phương này tuy phát hiện bệnh nhân muộn nhưng tăng chóng mặt, có ngày gần 100 ca dương tính mới, hàng chục ngàn người đi cách ly, vì vậy lúc này “sờ” đến cái gì cũng thiếu.Trong lúc Bắc Giang thiếu thốn nhân lực, căng mình ra khắp các mặt trận, thì:- Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh có 200 y bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm đến hỗ trợ; – ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương có 215 người; – Học viện Quân y gần 100 người; – Sở Y tế Hà Nội 21 anh chị, trong đó có 1 phó giám đốc sở; – Yên Bái có 15 người; Sở Y tế Thái Nguyên 30 người, – Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên 21 người đang ở đây, – ĐH Y tế công cộng, tối 22-5 từ Viện Pasteur Nha Trang thêm 3 người đến Bắc Giang hỗ trợ xét nghiệm…Nhiều tỉnh hỗ trợ. Nhiều tỉnh bạn cũng đề nghị sẵn sàng cử thêm nhân lực, như Yên Bái sẵn sàng điều thêm mấy chục người, Sở Y tế Phú Thọ cam kết nếu cần sẽ điều thêm 90 – 100 người, Lào Cai cũng sẵn sàng. Và nhờ những tấm lòng này, cùng với sự nỗ lực của cả tỉnh, của cả nước, Bắc Giang đang khoanh vùng dịch dần, những điểm nóng lớn nhất đang có dấu hiệu đỡ hơn. Và không chỉ y bác sĩ, có đến hàng ngàn đề nghị từ khắp nơi trong cả nước mong được hoạt động tình nguyện ở Bắc Giang, trong đó có cả bạn trẻ Đặng Minh Trí ở Quảng Bình mang theo xe ra hỗ trợ vận chuyển. Bạn trẻ ấy đã đi hơn 500km để đến đây.

Về công tác xét nghiệm trong thời gian qua, để đẩy mạnh tăng năng suất xét nghiệm cho tỉnh Bắc Giang, đã có 8 đơn vị hiện đang hỗ trợ công tác xét nghiệm cho Bắc Giang. Có thể kể đến: – Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Bệnh viện Bạch Mai, – Trường ĐH Y tế công cộng, – Trường ĐH Y Hà Nội, – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, – Học viện Quân y 103, – Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga… Đặc biệt là Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga điều hẳn một xe xét nghiệm lưu động rất hiện đại, hỗ trợ cả cơ sở CDC chính và 2 chi nhánh CDC nữa.

Ngoài ra các CDC Quảng Ninh, CDC Hải Phòng cũng hỗ trợ thêm cho Bắc Giang trong giai đoạn đầu đợt dịch.Về số lượng mẫu, Bộ Y tế đã điều 50.000 bộ sinh phẩm xét nghiệm Realtime RT-PCR cho Bắc Giang và bộ sẽ tiếp tục điều thêm 5.000 bộ sinh phẩm xét nghiệm giao cho Học viện Quân y thực hiện.Về nhân lực, lực lượng ngành y tế đã huy động 600 nhân lực trong tổng số 1.300 nhân lực về hỗ trợ Bắc Giang. Trung tá, TS Hồ Hữu Thọ – trưởng phòng công nghệ gen và di truyền tế bào, Viện nghiên cứu y học quân sự, Học viện Quân y – cho biết: “Hiện đơn vị chi viện cho Bắc Giang gồm 100 nhân viên. Công suất thiết kế của đơn vị là 10.000 mẫu/ngày, tương đương 50.000 mẫu xét nghiệm/ngày nếu gộp 5”.Khó khăn chồng chất khó khăn.

Khó khăn, gánh nặng mùa Covid 

Nỗi lo về việc nợ lương, không có lương và cả mất việc làm khiến gánh nặng kinh tế càng đè nặng lên vai người lao động. Nhưng khó khăn từ thiếu lương thực, thực phẩm và nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khiến nhiều công nhân Bắc Giang còn lo lắng hơn.Chị Đào Thị Giang (42 tuổi) – công nhân Công ty TNHH Crystal Martin, Khu công nghiệp Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang – thổ lộ: “Mình đi cách ly trong diện F1 thì chồng cũng phải tự cách ly ở nhà vì là F2. Chồng mình làm nghề tự do, giờ anh ở nhà mình chỉ biết vay thêm anh em họ hàng để tồn tại. Hằng tháng mình còn tăng ca, công ty trả thêm 1-2 triệu đồng nữa nhưng không đủ để nuôi 2 con và mẹ già. Ngoài tiền học cho con, tiền thức ăn, điện nước… cái gì cũng phải chi”.Cũng là công nhân F1 đang phải cách ly, chị Hoàng Thị Trang – công nhân Công ty Hosiden Việt Nam, Khu công nghiệp Quang Châu – tâm sự: “Mình ở đây được một tuần rồi. Mấy ngày đầu, một phần vì chưa quen, phần nữa lo sợ dịch bệnh nên hay mất ngủ. Sau quen dần nên bình tâm hơn. Tuy vậy, mạng trong đây rất kém nên mình rất khó gọi về cho gia đình. Nhà mình ở Lục Ngạn cách đây 80km, có khi cả tháng về một lần do kinh tế khó khăn. Mình rất mong công ty trả 80, 90% lương để gửi về gia đình (khoảng 5-6 triệu đồng)”.Anh Nguyễn Văn Chí, chủ tịch công đoàn Công ty Crystal Martin (Khu công nghiệp Quang Châu), cho biết công đoàn công ty đã trực tiếp hỗ trợ mỗi công nhân 5kg gạo tẻ, 20 quả trứng, 1 chai dầu ăn, 1 chai nước mắm… Tuy nhiên, phần hỗ trợ trên chỉ giúp người lao động vượt qua khó khăn trong vài ngày đầu.

Qua nắm bắt, anh Chí chỉ ra những khó khăn sau. Thứ nhất, đa số đoàn viên công ty ở trọ lâu dài nên tự nấu cơm mà giờ không thể tự đi mua do phải tự cách ly. Thứ hai, nhiều người muốn mua đồ tươi nhưng nguồn cung hạn chế. Thứ ba, số công nhân nữ rất lớn nhưng các hàng tạp hóa, siêu thị đóng cửa nên việc mua băng vệ sinh, dầu gội… rất khó khăn. Thứ tư, thời tiết nóng bức mà công nhân không được sử dụng điều hòa nên anh Chí mong các cấp tính toán nhanh phương án hỗ trợ quạt cá nhân.”Tôi mong muốn Nhà nước, các ban ngành đứng ra bán hoặc thông báo địa điểm để công nhân mua đồ tươi sống. Tốt nhất, thôn hoặc xã có chương trình phát thịt đông lạnh, chỉ vài lạng/tuần. Chứ thực phẩm không có rau xanh, thịt tươi nên rất ảnh hưởng sức khỏe công nhân”, anh Chí giãi bày.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hoàng Công Huy, trưởng thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, cho biết thôn có khoảng 8.000 công nhân và nhân khẩu 800 người nên nguy cơ lây nhiễm COVID-19 rất lớn.Theo ông Huy, có đến 40% công nhân trọ trên địa bàn không thể nấu ăn do không có bếp, không có tủ lạnh hoặc ở một mình. Do vậy, ông Huy đề nghị các cấp tìm phương án hỗ trợ các đối tượng đang gặp khó khăn này.”Ngoài ra, có nhiều người lao động bị đau bụng, đau đầu… không thể đi khám bệnh do quy định. Địa phương đề nghị các cấp nghiên cứu và hỗ trợ đội y tế lưu động ngay trong thôn. Chúng tôi bất chấp mọi nguy hiểm đến mình nhưng mong các cấp hỗ trợ dụng cụ y tế như khẩu trang, đồ bảo hộ cho lực lượng…”, ông Huy chia sẻ.Nhằm hỗ trợ người lao động đang ở trọ bị ảnh hưởng bởi COVID-19, tỉnh Bắc Giang đã thành lập tổ hỗ trợ đời sống cho công nhân, chỉ đạo địa phương thành lập mô hình “Siêu thị 0 đồng hỗ trợ công nhân”. Kết quả ban đầu cho thấy hàng nghìn chủ nhà trọ đến nhận lương thực, thực phẩm tại siêu thị và chia đến tay gần 20.000 công nhân.HÀ QUÂN Bắc Giang tìm người đi trên nhiều chuyến xe chở công nhân Công ty Samsung TTO – Tối 23-5, Sở Y tế Bắc Giang có thông báo khẩn tìm người đi chung xe chở công nhân của Công ty TNHH Samsung Electronics có 2 ca mắc COVID-19.

LAN ANH – PHƯƠNG THẢO