Home Blog Page 67

Tesla trở thành mục tiêu tiếp theo của huyền thoại bán khống Michael Burry với khoản đặt cược nửa tỷ USD

0

Michael Burry là một trong những nhà đầu tư đầu tiên ghi nhận lợi nhuận từ cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chấp. Trong cuối quý I, ông đã 800.100 quyền chọn bán đối với cổ phiếu Tesla, tương đương 534 triệu USD, theo một hồ sơ gửi lên SEC.

Các nhà đầu tư thu lời từ các hợp đồng quyền chọn bán khi cổ phiếu cơ sở giảm giá. Hồ sơ cho thấy, tính đến ngày 31/3, Burry đã sở hữu 8.001 hợp đồng quyền chọn bán, chưa xác định giá trị, giá thực hiện hay ngày hết hạn.

Tesla trở thành mục tiêu tiếp theo của huyền thoại bán khống Michael Burry với khoản đặt cược nửa tỷ USD - Ảnh 1.

Burry – người sở hữu Scion Asset Management, đã trở nên nổi tiếng nhờ khoản đặt cược vào chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp trước cuộc khủng hoảng năm 2008. Sau đó, ông trở thành một trong những nhân vật chính của cuốn sách và bộ phim được giải Oscar có tên “The Big Short”.

Trước đó, Burry đã nói trong một dòng tweet rằng việc Tesla dựa vào các chứng nhận không phát thải (regulatory credit) để tạo ra lợi nhuận là một mối đe doạ. Tuy nhiên, nội dung này sau đó đã bị xoá. Khi ngày càng có nhiều công ty tự sản xuất xe chạy bằng pin, thì rõ ràng nhu cầu đối với chứng nhận không phát thải của Tesla sẽ giảm bớt.

Bên cạnh khoản “Big Short” với Tesla, Burry cũng kiếm được khoản tiền lớn từ khoản đặt cược vị thế mua với cổ phiếu GameStop trong thời gian gần đây, khi nhóm nhà đầu tư Reddit thực hiện những đợt “ép bán” (short squeeze) khiến các quỹ phòng hộ chao đảo.

Ở phiên giao dịch ngày 17/5, cổ phiếu Tesla giảm hơn 4%. Trong năm 2021, cổ phiếu Tesla đã giảm gần 20%, sau khi tăng tới 740% vào năm 2020. Tesla đã chứng kiến một năm 2021 đầy biến động khi doanh số bán xe tại Trung Quốc vài tháng 4 sụt giảm và tình trạng thiếu phụ tùng đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất cả ở Mỹ cùng Trung Quốc.

Trong quý I, doanh thu của Tesla từ việc bán chứng nhận không phát thải là 518 triệu USD. Quý IV/2020, Tesla ghi nhận lợi nhuận ròng 270 triệu USD cũng nhờ bán chứng nhận này cho các nhà sản xuất ô tô khác.

Trước đây, Tesla từng kiếm được 1,6 tỷ USD nhờ bán tín dụng năng lượng theo quy định, chủ yếu là các chứng nhận xe không phát thải. Lĩnh vực này đã giúp công ty của Elon Musk báo lãi hơn 4 quý liên tiếp, đủ điều kiện để được đưa vào S&P 500.

Hiện tại, Tesla đã phải trì hoãn hoạt động sản xuất xuất và cho ra mắt các bản cập nhật của mẫu sedan, SUV cao cấp là Model S và X. Ngoài ra, công ty cũng chậm trễ trong việc sản xuất thương mại các bộ pin điện để sử dụng cho các dòng xe trong tương lai, bao gồm Cybertruck và Tesla Semi.

Trong khi đó, công ty này cũng đang phải đối mặt với sự giám sát tại Mỹ và Trung Quốc khi những vụ tai nạn gần đây nhận được những bình luận tiêu cực từ dư luận, cùng với đó những cuộc điều tra của cơ quan an toàn phương tiện ở cả 2 quốc gia.

Doanh nhân trẻ xưa và nay: Cổ điển lịch lãm vs. Năng động thu hút – bạn thuộc phong cách nào?

0

Xu hướng công nghệ biến phong cách cổ điển, lịch lãm trở thành một phong cách trẻ trung, năng động và thu hút, tất cả nhờ sự xuất hiện của Galaxy Tab S7/S7+.

Với những người dùng doanh nhân trẻ, một trong những món phụ kiện không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày chính là một chiếc laptop. Laptop vừa là công cụ giúp các doanh nhân trẻ có thể làm việc mọi lúc mọi nơi, vừa là món phụ kiện giúp giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, chưa kể đây cũng là một món phụ kiện thời trang giúp thể hiện tính cách của mỗi người.

Doanh nhân trẻ xưa và nay: Cổ điển lịch lãm vs. Năng động thu hút - bạn thuộc phong cách nào? - Ảnh 1.

Có thể thấy, “doanh nhân trẻ” thời xưa đã trở thành một hình mẫu khó phai nhòa trong mắt chúng ta giờ đây, thế nhưng hình mẫu mang tính cổ điển này đã dần thay đổi theo thời gian để trở một hình mẫu mới: Doanh nhân trẻ thời hiện đại. Nhắc tới cụm từ “hiện đại” là chúng ta đã thấy những yếu tố có phần trẻ trung hơn, cá tính hơn chứ không còn bó buộc trong một phạm trù nhất định nữa.

Công nghệ phát triển: Laptop đã không còn là laptop!

Không chỉ riêng hình mẫu doanh nhân trẻ, công cụ hỗ trợ cũng dần thay đổi theo thời gian, từ những chiếc laptop cồng kềnh ngày xưa, giờ đây với sự phát triển của công nghệ, doanh nhân trẻ chỉ cần mang trong mình một chiếc máy tính bảng là đã có thể đáp ứng được gần như tất cả những nhu cầu sử dụng cần thiết. Và đây cũng chính là lý do mà dòng Galaxy Tab S7/S7+ được sinh ra: Hỗ trợ tối đa cho nhu cầu sử dụng của những người dùng doanh nhân hiện đại.

Doanh nhân trẻ xưa và nay: Cổ điển lịch lãm vs. Năng động thu hút - bạn thuộc phong cách nào? - Ảnh 2.

Với định hướng thay thế máy tính xách tay truyền thống, Samsung đã mang tới cho người dùng một dòng sản phẩm máy tính bảng vừa thời trang, vừa mạnh mẽ lại vừa có đủ những tính năng mà bất cứ người dùng nào cần. Galaxy Tab S7/S7+ sinh ra là để làm được những điều “phi thường” như vậy!

Galaxy Tab S7 – Thiết kế trẻ trung, năng động

Là dòng sản phẩm máy tính bảng hỗ trợ cho nhu cầu xử lý công việc, Galaxy Tab S7/S7+ được thiết kế tối giản hết mức có thể. Máy chỉ mỏng 5.7mm và nặng 575g, cực kỳ mỏng gọn nhẹ và có thể mang đi bất cứ nơi đâu một cách dễ dàng. Đây cũng chính là lý do mà giới doanh nhân trẻ cực kỳ ưa thích chiếc máy tính bảng này.

Doanh nhân trẻ xưa và nay: Cổ điển lịch lãm vs. Năng động thu hút - bạn thuộc phong cách nào? - Ảnh 3.

Chưa kể mới đây, Samsung còn tung ra một tùy chọn màu sắc mới cực kỳ trẻ trung năng động: màu Xanh Navy thời thượng. Như vậy là bên cạnh hai màu đen và vàng đồng truyền thống, người dùng có thể lựa chọn thêm tùy chọn màu xanh Navy hoàn toàn mới.

Doanh nhân trẻ xưa và nay: Cổ điển lịch lãm vs. Năng động thu hút - bạn thuộc phong cách nào? - Ảnh 4.
Làm việc hiệu quả, thay thế laptop truyền thống với những tính năng độc quyền của One UI

Bên cạnh một thiết kế năng động, Galaxy Tab S7/S7+ còn là một chiếc máy tính bảng đa dụng, làm được nhiều việc, hỗ trợ xử lý công việc một cách cực kỳ mượt và dễ dàng. Với chế độ Samsung DeX độc quyền, giờ đây người dùng doanh nhân có thể sử dụng Galaxy Tab S7/S7+ như một chiếc laptop, thậm chí còn “đa di năng” hơn cả một chiếc laptop.

Doanh nhân trẻ xưa và nay: Cổ điển lịch lãm vs. Năng động thu hút - bạn thuộc phong cách nào? - Ảnh 5.

Nền tảng One UI 3.1 hoàn toàn mới còn đi kèm với nhiều tính năng phụ trợ cho khả năng xử lý công việc, bao gồm tính năng chia sẻ màn hình thứ 2 để kết nối tới máy tính xách tay, thao tác tiếp nối cho phép sử dụng 2 ứng dụng khác nhau trên mỗi màn hình và chia sẻ bàn phím không dây cho smartphone chỉ với một lần chạm… Nhờ vậy, người dùng giờ đây hoàn toàn có thể xử lý công việc một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng trên Tab S7/S7+, một ưu điểm vượt trội mà không có một chiếc máy tính bảng nào trên thị trường có thể làm được.

Doanh nhân trẻ xưa và nay: Cổ điển lịch lãm vs. Năng động thu hút - bạn thuộc phong cách nào? - Ảnh 6.

Khi không cần làm việc, Galaxy Tab S7/S7+ có thể dễ dàng biến thành một chiếc tablet như thông thường, giúp người dùng giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng. Trang bị màn hình Super AMOLED với độ phân giải cao cùng tần số quét lên tới 120Hz, Galaxy Tab S7/S7+ là một công cụ giải trí và làm việc vô cùng đắc lực, đa dụng và có thể mang đi mọi nơi.

Bút S Pen “thần thánh” – Sáng tạo mọi lúc mọi nơi

Một trong những ưu điểm của dòng Tab mà trên thị trường không một chiếc máy nào có thể làm được là khả năng hỗ trợ bút S Pen “thần thánh”. Bút S Pen là một công cụ không thể thiếu đối với những người dùng doanh nhân trẻ hiện đại. Sử dụng bút S Pen, người dùng có thể ghi lại được những ý tưởng sáng tạo ở bất kỳ khoảnh khắc nào, chưa kể Samsung còn tích hợp thêm nhiều tính năng phụ trợ như Screen Write, tin nhắn động, dịch văn bản, hỗ trợ điều khiển slide trình chiếu,…

Doanh nhân trẻ xưa và nay: Cổ điển lịch lãm vs. Năng động thu hút - bạn thuộc phong cách nào? - Ảnh 7.
Doanh nhân trẻ xưa và nay: Cổ điển lịch lãm vs. Năng động thu hút - bạn thuộc phong cách nào? - Ảnh 8.

Doanh nhân trẻ thời xưa và nay – Bạn thuộc phong cách nào?

Rõ ràng, với sự phát triển ngày càng vượt bậc của công nghệ, hình mẫu doanh nhân trẻ cũng đã thay đổi theo thời gian. Từ cổ điển lịch lãm, mang hơi hướng nghiêm túc tới trẻ trung và năng động, có phần cá tính và thu hút. Ở kỷ nguyên 4.0 nơi GenZ đang là thế hệ có tiềm năng phát triển vượt trội, một phong cách trẻ trung năng động đi kèm với những món đồ công nghệ cao cấp như Galaxy Tab S7/S7+ có lẽ sẽ là phong cách được giới doanh nhân trẻ hiện đại ưa chuộng hơn.

Doanh nhân trẻ xưa và nay: Cổ điển lịch lãm vs. Năng động thu hút - bạn thuộc phong cách nào? - Ảnh 9.

Còn bạn, bạn sẽ chọn cho mình phong cách nào?

Sharp Aquos R6 mới ra mắt gây sốc với cụm camera duy nhất nhưng “siêu to khổng lồ”

0

Chiếc Sharp Aquos R6 mới ra mắt gần đây trang bị khá nhiều công nghệ độc đáo, bao gồm một cảm biến siêu lớn lên tới 1 inch, hứa hẹn sẽ cho chất lượng ảnh ấn tượng và chụp đêm tốt hơn.

Mặc dù các mẫu smartphone của Sharp đã không còn phổ biến trên thị trường nhưng một số dòng smartphone Aquos của Sharp vẫn còn bán tại một số quốc gia như Nhật Bản. Mới đây, Sharp đã bất ngờ cho ra mắt model smartphone mới mang tên Aquos R6.

Sharp Aquos R6 mới ra mắt gây sốc với cụm camera duy nhất nhưng “siêu to khổng lồ” - Ảnh 1.

Trước nay, dòng Aquos của Sharp luôn tạo được ấn tượng mạnh của giới công nghệ nhờ những tính năng và thiết kế độc đáo, hiếm có ví dụ như Sharp Aquos R2 với hai tai thỏ.

Aquos R6 mới ra mắt cũng như vậy và điểm độc đáo của nó nằm ở cụm camera duy nhất ở mặt sau với kích thước cảm biến siêu lớn, lên tới 1 inch và sử dụng công nghệ của Leica.

Như đã nói ở trên, cụm camera của Aquos R6 có kích thước siêu lớn, lên tới 1 inch và gần như chiếm trọn mặt lưng phía trên của máy. Và cũng bởi kích thước lớn nên máy chỉ có một camera chụp ảnh duy nhất để không phá vỡ thiết kế. Tất nhiên máy cũng có thêm một camera ToF phụ nhưng chỉ để xác định độ sâu trường ảnh và không giúp chụp ảnh.

Sharp Aquos R6 mới ra mắt gây sốc với cụm camera duy nhất nhưng “siêu to khổng lồ” - Ảnh 2.

Công nghệ camera trên máy là sản phẩm hợp tác giữa Sharp và Leica. Cảm biến máy ảnh của Aquos R6 có độ phân giải 20MP, ống kính góc rộng 19mm f/1.9 và các tính năng chụp ảnh ấn tượng. Thấu kính với 7 thành phần mang nhãn Summicron của Leica hứa hẹn đem tới những bức ảnh có độ biến dạng thấp hơn.

Tuy nhiên vì máy chỉ có một cảm biến hình ảnh duy nhất nên nó không thể zoom quang học như các ống kính phụ trên nhiều model smartphone hiện nay. Mặt trước máy là camera selfie 12MP, khẩu độ f/2.3.

Aquos R6 trang bị màn hình OLED 6.6 inch, độ phân giải 2.730 x 1.260 pixel, hỗ trợ tính năng HDR và độ sáng màn hình siêu lớn lên tới 2.000 nit, mức gần như cao nhất so với nhiều model smartphone trên thị trường.

Để đạt được con số này, Sharp cho biết hãng đã phát triển màn hình OLED bằng công nghệ IGZO TFT thay vì LTPS TFT. Để tránh tình trạng tiêu hao pin nhanh do màn hình sáng, Sharp đã phát triển một hệ thống để giảm tần số quét xuống 1Hz khi hiển thị hình ảnh tĩnh.

Sharp Aquos R6 mới ra mắt gây sốc với cụm camera duy nhất nhưng “siêu to khổng lồ” - Ảnh 3.

Một tính năng tiện lợi khác trên chiếc máy này là hệ thống xác thực vân tay kép. Máy tích hợp sẵn hệ thống xác thực vân tay 3D Sonic Max của Qualcomm.

Nhờ diện tích tiếp xúc lớn hơn gấp 11 lần thế hệ cũ nên khả năng mở khóa và nhận dạng vân tay cũng trở nên dễ dàng hơn. Và với việc hỗ trợ tới hai dấu vân tay, nó sẽ giúp cho người dùng có nhiều lựa chọn hơn khi mở khóa máy.

Sharp Aquos R6 mới ra mắt gây sốc với cụm camera duy nhất nhưng “siêu to khổng lồ” - Ảnh 4.
Sharp Aquos R6 mới ra mắt gây sốc với cụm camera duy nhất nhưng “siêu to khổng lồ” - Ảnh 5.

Các thông số khác của máy bao gồm, chip xử lý Snapdragon 888, RAM 12GB, bộ nhớ trong UFS 3.1 128GB và hỗ trợ mở rộng lên tới 1TB thông qua khe cắm thẻ nhớ microSD.

Sharp Aquos R6 mới ra mắt gây sốc với cụm camera duy nhất nhưng “siêu to khổng lồ” - Ảnh 6.

Sharp Aquos R6 tích hợp viên pin 5.000mAh và hỗ trợ sạc nhanh. Máy cũng hỗ trợ chuẩn chống nước và bụi bẩn, kết nối mạng 5G, Wi-Fi 6, Bluetooth 5.2 mới nhất,…Đáng tiếc chữa rõ giá bán và thời điểm bán ra của chiếc máy độc đáo này.

Trên tay nhanh Sharp Aquos R6

Tham khảo Engadget

Rút khỏi mảng di động, LG thanh lý smartphone giá rẻ cho nhân viên: Snapdragon 888, màn hình OLED 120Hz, giá 4 triệu đồng

0

Màn “quay xe” chóng vánh của LG hẳn sẽ khiến cho hãng này vẫn còn rất nhiều các dự án và sản phẩm dang dở mà không có cơ hội đến tay người tiêu dùng. Đã đến nước này rồi, có lẽ cách nhanh nhất để giải quyết số hàng tồn là thanh lý giá rẻ cho nhân viên.

Và đó chính là những gì mà LG đang làm ở Hàn Quốc. Hình ảnh dưới đây là của LG Velvet 2 Pro, chiếc smartphone đáng lẽ sẽ là phiên bản nâng cấp của chiếc Velvet đầu tiên. Tài khoản Twitter @FrontTron cho biết LG đã sản xuất khoảng 3000 chiếc máy này để bán ra thị trường, nhưng với tình hình hiện tại, hãng đã chuyển sang thanh lý cho nhân viên.

Qua hình ảnh, có thể thấy Velvet 2 Pro có thiết kế tương đối giống so với phiên bản đầu tiên với thiết kế camera “giọt nước”, tuy nhiên cụm camera này được làm lồi lên thay vì phẳng. Máy có ba phiên bản màu sắc là đen, be (beige) và vàng đồng. Phiên bản trong hình có mặt lưng màu be với viền màu vàng trông rất đẹp mắt.

Rút khỏi mảng di động, LG thanh lý smartphone giá rẻ cho nhân viên: Snapdragon 888, màn hình OLED 120Hz, giá 4 triệu đồng - Ảnh 1.

Về cấu hình, Velvet 2 Pro được trang bị chip Snapdragon 888, màn hình OLED 6.8 inch 120Hz, RAM 8GB, bộ nhớ trong 128GB và pin 4500mAh. Với cấu hình này, rõ ràng LG từng có kế hoạch định vị Velvet 2 Pro ở phân khúc cao cấp.

Thứ hấp dẫn nhất của Velvet 2 Pro là mức giá. Để sở hữu chiếc máy này, nhân viên LG sẽ chỉ phải bỏ ra… 170 USD (tương đương gần 4 triệu đồng). Với việc chiếc Velvet đầu tiên từng có giá bán lẻ tới 599 USD, rõ ràng 170 USD là mức giá quá hời. Chính vì vậy, @FrontTron cho biết đang có rất nhiều nhân viên LG “tăm tia” chiếc máy này.

Rút khỏi mảng di động, LG thanh lý smartphone giá rẻ cho nhân viên: Snapdragon 888, màn hình OLED 120Hz, giá 4 triệu đồng - Ảnh 2.

Tạm kết

Đương nhiên, với mức giá rẻ như vậy, Velvet 2 Pro cũng tồn tại một vài hạn chế. Máy sẽ có thời hạn bảo hành chỉ khoảng 6 tháng (cho đến khi linh kiện hết), ngoài ra sẽ không nhận được bất cứ bản cập nhật phần mềm nào. Quan trọng hơn, mỗi nhân viên LG chỉ được mua tối đa 2 máy, và họ sẽ không được phép bán lại nó cho bất kỳ ai khác.

Song song với Velvet 2 Pro, LG có vẻ như cũng đang có kế hoạch thanh lý mẫu điện thoại màn hình cuộn LG Rollable cho nhân viên của mình. Tiếc rằng, thông tin về nó vẫn chưa được tiết lộ.

Xiaomi: Hành trình giong buồm ra biển lớn, trở thành “vua smartphone Trung Quốc” và hướng đến sản xuất ô tô điện

0

Trước khi gần như mọi hãng smartphone Trung Quốc đều theo đuổi cái danh “flagship killer” với các sản phẩm cấu hình cao giá thấp, thì Xiaomi đã đi trên con đường này từ lâu.

Xiaomi: Hành trình giong buồm ra biển lớn, trở thành vua smartphone Trung Quốc và hướng đến sản xuất ô tô điện - Ảnh 1.

Trong khoảng thời gian chỉ vài năm sau khi thành lập vào năm 2010, Xiaomi đã trở thành nhà sản xuất smartphone hàng đầu của Trung Quốc và là một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất của quốc gia này.

Nhưng đến năm 2016, ánh hào quang của công ty bắt đầu mờ nhạt khi tập trung vào các sản phẩm phong cách sống bao gồm thiết bị thông minh như thiết bị đeo được và các sản phẩm “không quá thông minh” như hành lý và ô dù.

Sau đó, Xiaomi đã bị đối thủ lớn hơn Huawei Technologies Co và các đối thủ mới nổi như Oppo và Vivo vượt qua trong thị trường điện thoại, cả hai đều thuộc sở hữu của tập đoàn BBK Electronics có trụ sở tại Đông Quan.

Giờ đây Xiaomi đã trở lại vị trí dẫn đầu và công ty có rất nhiều tham vọng, với mục tiêu sản xuất xe ô tô điện trong tương lai gần. Dưới đây là quá trình phát triển, sụp đổ, rồi lại phát triển của Xiaomi.

Xiaomi khởi đầu như thế nào?

Xiaomi được thành lập tại Bắc Kinh vào năm 2010 bởi một nhóm sáu người, đứng đầu là doanh nhân 51 tuổi Lei Jun, người vẫn là Giám đốc điều hành của công ty.

Sự phát triển ban đầu của nhà sản xuất smartphone đến từ việc xây dựng cơ sở người hâm mộ và tương tác với người dùng trực tuyến. Sự kiên trì này đã giúp Xiaomi trở nên phổ biến trong cộng đồng Android.

Xiaomi: Hành trình giong buồm ra biển lớn, trở thành vua smartphone Trung Quốc và hướng đến sản xuất ô tô điện - Ảnh 2.

MIUI ban đầu được biết đến vì trông rất giống với iOS của Apple, nhưng nó đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây.

Công ty start-up có thể tiến triển nhanh như vậy vì sản phẩm đầu tiên của họ thực sự là phần mềm – ROM MIUI được thiết kế để hoạt động trên các smartphone của các thương hiệu khác, cho phép người dùng thay thế phần mềm của nhà sản xuất điện thoại mà họ dùng. Smartphone của Xiaomi vẫn chạy trên MIUI ngày nay.

Mặc dù ROM chỉ phục vụ cho một cộng đồng nhất định, nó đã tạo ra sự chú ý trên các diễn đàn lớn như XDA-Developers, nơi mọi người đổ xô để tìm tính thẩm mỹ giống iPhone trên Android. Bằng cách chú ý đến các diễn đàn trực tuyến và lắng nghe người dùng của mình, Xiaomi đã có thể nhanh chóng tung ra các tính năng mới mà người dùng đang có nhu cầu cao.

Sau khi tạo dựng được sự ủng hộ từ những người hâm mộ nhiệt thành, Xiaomi đã phát hành smartphone đầu tiên của mình, Mi 1, vào năm sau, nhận được 300.000 đơn đặt hàng trước cho điện thoại trong 34 giờ đầu tiên.

Điều này là không có gì ngạc nhiên khi nhìn vào thông số kỹ thuật của máy: nó chạy bộ vi xử lý hàng đầu của Qualcomm vào thời điểm đó, Snapdragon S3 – cùng với Galaxy S II của Samsung Electronics. Nhưng với mức giá chỉ 1.999 nhân dân tệ (300 đô la Mỹ), thấp hơn một nửa so với mức giá của các hãng lớn hơn.

Giá thấp và sự tương tác thường xuyên với người dùng khiến các thiết bị Xiaomi được nhiều người yêu thích. Người dùng Xiaomi cũng rất tận tâm với điện thoại của họ. Theo một ước tính từ trang thống kê Flurry, trong tháng 1 năm 2014, người dùng Xiaomi thậm chí còn dành nhiều thời gian sử dụng ứng dụng trên điện thoại của họ hơn so với người dùng iPhone.

Xiaomi cũng đã đưa ra một cách thông minh để kiểm soát tình trạng thiếu hụt nguồn cung và giảm chi phí. Bằng cách chỉ bán trực tuyến, các lô điện thoại ban đầu đã được bán thông qua cái gọi là “flash sale”, hoặc bán một số lượng máy giới hạn vào những thời điểm được chỉ định. Chiến thuật này cuối cùng sẽ dẫn đến việc bán hết hàng ban đầu trong vòng vài giây.

Việc kiểm soát chặt chẽ nguồn hàng khiến Xiaomi không mơ hồ về nhu cầu máy, đảm bảo rằng họ chỉ làm những gì họ có thể bán được. Xiaomi cũng sẽ duy trì bán các thiết bị trong 2 năm, giúp lợi nhuận trên mỗi máy lớn hơn theo thời gian khi chi phí linh kiện giảm xuống.

Xiaomi: Hành trình giong buồm ra biển lớn, trở thành vua smartphone Trung Quốc và hướng đến sản xuất ô tô điện - Ảnh 3.

Giữa những rắc rối của Huawei với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, Xiaomi đã vượt qua đối thủ cạnh tranh của mình vào năm 2020 để trở thành thương hiệu smartphone Trung Quốc được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Đồ họa: SCMP

Chiến lược này thành công đến mức các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc khác đã nhân rộng nó. Tuy nhiên, người tiêu dùng nước ngoài ghét mô hình flash sale, gây khó khăn cho một công ty như OnePlus, vốn chủ yếu nhắm vào người mua ở nước ngoài và cuối cùng đã từ bỏ mô hình này.

Flash sale cũng trở nên ít quan trọng hơn đối với Xiaomi khi công ty phát triển. Cuối cùng, hãng đã tìm ra những con đường khác để thúc đẩy doanh số bán hàng: cửa hàng bán lẻ và các sản phẩm nhà thông minh.

Liệu Xiaomi chỉ bán hàng online?

Vào tháng 9 năm 2015, Xiaomi đã khai trương địa điểm đầu tiên của mình tại Bắc Kinh và nó có một nét thẩm mỹ quen thuộc: các sản phẩm được đặt ngay ngắn dọc theo những chiếc bàn gỗ, một nét đặc trưng mang âm hưởng của Apple.

Xiaomi đã đi tiên phong trong mô hình thương mại điện tử dành cho smartphone giá rẻ của Trung Quốc, nhưng cuối cùng sự tăng trưởng sẽ đòi hỏi phải mở rộng bán hàng ra ngoài không gian mạng.

Xiaomi: Hành trình giong buồm ra biển lớn, trở thành vua smartphone Trung Quốc và hướng đến sản xuất ô tô điện - Ảnh 4.

Giống như nhiều thương hiệu điện tử khác, Xiaomi đã áp dụng nét thiết kế của Apple Store cho các cửa hàng của mình.

Như các thương hiệu khác cũng phát hiện ra, việc cho người tiêu dùng thử sản phẩm là một chiến lược bán hàng tốt. Việc mở rộng nhanh chóng cửa hàng bán lẻ ở các thành phố cấp thấp hơn là một trong những phương pháp cho phép các đối thủ cạnh tranh Oppo và Vivo vượt qua Xiaomi trong một thời gian vào năm 2016.

Khi Xiaomi mở rộng ra toàn cầu, các địa điểm bán lẻ của công ty cũng tăng lên gấp bội. Xiaomi đã đặc biệt thành công ở Ấn Độ, nơi hãng đã lập Kỷ lục Guinness Thế giới về số lượng nhiều nhất các cửa hàng được mở đồng thời với 500 cửa hàng mới vào tháng 11 năm 2018.

Tính đến năm ngoái, Xiaomi đã có hơn 1.800 cửa hàng ở Trung Quốc và 6.000 địa điểm trên toàn thế giới.

Tại sao một công ty điện thoại lại bán rất nhiều thứ khác?

“Xiaomi không bao giờ chỉ là một nhà cung cấp điện thoại thông minh”, Lei cho biết tại sự kiện Davos mùa hè 2016 ở Thiên Tân, tờ báo nhà nước China Daily đưa tin vào thời điểm đó. “Thay vào đó, chúng tôi đang hướng tới việc cung cấp cho người tiêu dùng nhiều loại sản phẩm với giá cả phải chăng.”

Xiaomi kể từ đó đã tiếp tục quảng cáo sức mạnh của hệ sinh thái của mình như một động lực tăng trưởng khi mở rộng trong Internet vạn vật (IoT) với vô số thiết bị được kết nối, từ ổ cắm trên tường đơn giản đến các thiết bị như máy lọc không khí và nồi cơm điện.

Vào năm 2016, Lei cho biết công ty cần 40 loại sản phẩm điện tử khác nhau để giữ chân người tiêu dùng mua sắm tại cửa hàng của họ. Ông cũng cho biết rằng công ty đã đầu tư vào 55 nhà sản xuất phần cứng thông minh khác nhau.

Xiaomi hiện cung cấp rất nhiều hơn con số 40 sản phẩm khác nhau lúc bấy giờ, nhưng chúng không phải tất cả đều là điện tử, cũng không phải tất cả đều thông minh.

Mặc dù tự coi mình là một công ty IoT, Xiaomi đã theo đuổi một mô hình gần giống với nhà bán lẻ phong cách sống Nhật Bản Muji. Một số sản phẩm bán chạy nhất của công ty là các mặt hàng “không thông minh” như ba lô, hành lý và ô dù. Trong một thời gian, gần như có thể bắt gặp mọi người ở khắp các thành phố Trung Quốc mang theo chiếc ba lô của Xiaomi.

Xiaomi: Hành trình giong buồm ra biển lớn, trở thành vua smartphone Trung Quốc và hướng đến sản xuất ô tô điện - Ảnh 5.

                                                Bộ sưu tập balo của Xiaomi

Tuy nhiên, tham vọng về nhà thông minh của công ty là có thật. Giống như Samsung và Apple, Xiaomi có hệ sinh thái Mijia (hoặc Mi Home) của riêng mình, kết nối các thiết bị đa dạng với nhau như TV, máy chiếu, loa thông minh, router và tủ lạnh.

Xiaomi cũng đã sử dụng các khoản đầu tư vào các thương hiệu khác để tăng cường các dịch vụ của mình. Huami, nhà sản xuất dòng thiết bị đeo Amazfit, đã làm cho các thiết bị đeo của Xiaomi như Mi Band phổ biến rộng rãi, từng là thiết bị đeo bán chạy nhất trên thế giới.

Xiaomi cũng là nhà đầu tư chính vào Ninebot có trụ sở tại Bắc Kinh, công ty xe điện đã mua và sau đó đóng cửa hãng Segway vào năm 2015 sau một tranh chấp bằng sáng chế.

Với việc cung cấp rất nhiều sản phẩm, Xiaomi đã trở thành một nền tảng thương mại điện tử cạnh tranh. Lei cho biết vào năm 2013 rằng đó là nền tảng thương mại điện tử lớn thứ ba của Trung Quốc, điều mà ngày nay không còn đúng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc.

Xiaomi hiện bán thông qua nhiều nền tảng và nó vẫn là một thương hiệu phổ biến cho nhiều sản phẩm.

Xiaomi có phải chỉ là một kẻ bắt chước Apple?

Trong những năm đầu thành lập, không thể phủ nhận rằng Xiaomi đã sao chép thiết kế của Apple. Lei thậm chí còn bắt chước CEO Apple Steve khi mặc áo sơ mi đen và quần jean xanh.

Khía cạnh này của Xiaomi vẫn là một phần trong DNA của công ty, như đã được chứng minh với Mi Watch được phát hành vào cuối năm 2019. Laptop của công ty cũng sẽ trông quen thuộc với người dùng MacBook, nhưng cũng như với các cửa hàng, Xiaomi không phải nhà sản xuất duy nhất vay mượn từ Apple.

Xiaomi: Hành trình giong buồm ra biển lớn, trở thành vua smartphone Trung Quốc và hướng đến sản xuất ô tô điện - Ảnh 6.

CEO Xiaomi Lei Jun có bài phát biểu trước công chúng nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Xiaomi vào ngày 11 tháng 8 năm 2020, tại Bắc Kinh

Tuy nhiên, Xiaomi chứng minh mình không chỉ là công ty cung cấp các thiết bị copy Apple với giá rẻ hơn. Khi công ty đã phát triển về sức ảnh hưởng và doanh thu, công ty đã bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển, đưa ra những thiết kế và công nghệ không thể thấy ở bất kỳ nơi nào khác.

Ví dụ rõ ràng nhất về điều này là dòng điện thoại Mi Mix của công ty, nhằm giới thiệu các thiết kế và tính năng thử nghiệm. Dòng sản phẩm này chủ yếu tập trung vào việc tạo ra những chiếc điện thoại có màn hình tràn viền.

Mi Air Charge Technology

Xiaomi cũng đã giới thiệu công nghệ như Air Charge, một chiếc hộp có thể sạc các thiết bị từ cách xa vài mét. Các công ty khác đã và đang nghiên cứu các công nghệ tương tự, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu về khả năng thương mại.

Làm thế nào mà Xiaomi trở nên phổ biến trên toàn cầu?

Với một cái tên như Xiaomi, sự công nhận trên toàn cầu của thương hiệu có vẻ không dễ dàng. Nó không được phát âm theo cách mà nhiều độc giả phương Tây có thể mong đợi. Tuy nhiên, sự nổi lên nhanh chóng của Xiaomi tại Trung Quốc đã giúp họ thực hiện một trong những động thái có hiệu quả nhất vào năm 2013: thuê Hugo Barra.

Trước khi Xiaomi săn đón, Barra là phó chủ tịch quản lý sản phẩm Android tại Google. Chức danh của ông tại Xiaomi là phó chủ tịch quốc tế, là gương mặt đại diện toàn cầu của thương hiệu Trung Quốc.

Xiaomi: Hành trình giong buồm ra biển lớn, trở thành vua smartphone Trung Quốc và hướng đến sản xuất ô tô điện - Ảnh 8.

Hugo Barra, cựu phó chủ tịch Xiaomi, giới thiệu Mi Air Purifier 2 trong buổi ra mắt sản phẩm của Xiaomi vào ngày 5 tháng 7 năm 2016, tại Mong Kok.

Barra chịu trách nhiệm lựa chọn các thị trường mới để mở rộng, bắt đầu là Singapore. Nhưng chính Ấn Độ đã trở thành ưu tiên hàng đầu của công ty.

Vào thời điểm Barra rời Xiaomi vào năm 2017, Xiaomi là thương hiệu smartphone được sử dụng nhiều thứ ba ở Ấn Độ, và ngày nay nó là số 1, theo số liệu từ StatCounter.

Xiaomi cũng đã xoay sở để vượt qua phản ứng dữ dội ở Ấn Độ trước các thương hiệu công nghệ Trung Quốc tốt hơn nhiều đối thủ cạnh tranh của họ. Điều này một phần là do một số hoạt động tiếp thị thông minh, dẫn đầu là giám đốc điều hành của Xiaomi Ấn Độ, Manu Kumar Jain, người được Barra thuê.

Xiaomi hiện quảng cáo các thiết bị của mình là “sản xuất tại Ấn Độ”, nơi họ lắp ráp nhiều thiết bị được bán trong nước – mặc dù nhiều thành phần bên trong những chiếc điện thoại đó vẫn có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Xiaomi: Hành trình giong buồm ra biển lớn, trở thành vua smartphone Trung Quốc và hướng đến sản xuất ô tô điện - Ảnh 9.

Một cửa hàng Xiaomi tại Ấn Độ

Trong nhiệm kỳ của Barra, thương hiệu này cũng đã lọt vào top 10 công ty điện thoại thông minh hàng đầu ở châu Âu, nơi các thiết bị của Apple và Samsung đắt hơn nhiều so với ở Mỹ.

Huawei đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh về lượng xuất xưởng trên toàn cầu trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ, càng mở rộng cánh cửa cho Xiaomi.

Mặc dù Barra cuối cùng đã bỏ sang Facebook để đứng đầu mảng thực tế ảo, nhưng ông ấy đã giúp nâng cao đáng kể vị thế của Xiaomi, giúp nó có một vị trí tốt cho sự phát triển toàn cầu.

Một năm sau khi Barra rời công ty, Xiaomi đã công khai trên sàn giao dịch Hồng Kông trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra. Sự ra mắt của công ty không đạt được mức định giá 100 tỷ đô la Mỹ mà Lei đã hy vọng, chỉ đạt khoảng một nửa giá trị đó.

Sau khi ra mắt cổ phiếu lần đầu, Xiaomi đã giao dịch ở mức thấp hơn một nửa so với lần đầu ra mắt trong phần lớn năm sau. Mặc dù doanh thu liên tục tăng trưởng, nhưng cổ phiếu của Xiaomi phần lớn vẫn thiếu sức hút, ngoại trừ sự tăng đột biến mạnh vào đầu năm 2021.

Mặc dù Xiaomi đã không thể khiến mọi người hào hứng với việc sở hữu một phần của công ty, nhưng người tiêu dùng vẫn sẵn sàng sở hữu sản phẩm của họ, vì công ty đã tiếp tục tăng trưởng cả doanh thu và dấu ấn toàn cầu của mình.

Là thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc dễ nhận biết nhất hiện nay, ngoại trừ Huawei, Xiaomi đã tận dụng những khó khăn mà đối thủ của mình gặp phải, vốn đã bị đưa và danh sách đen thương mại của Mỹ vào năm 2019 và không thể sử dụng dịch vụ của Google. Trong quý 4 năm 2020, Xiaomi là nhà cung cấp smartphone lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Apple và Samsung.

Tại sao Xiaomi lại sản xuất ô tô?

Các công ty công nghệ đang dồn sức vào lĩnh vực kinh doanh xe điện (EV) và Xiaomi cũng không phải là ngoại lệ. Các đối thủ Baidu và Huawei đã và đang làm việc với các dự án xe điện của riêng họ và Apple cũng đã để mắt đến thị trường trong một vài năm.

Theo Deloitte, trong năm 2017, điện tử chiếm trung bình 40% chi phí của các phương tiện mới, tăng từ 20% của một thập kỷ trước đó.

Lei dường như đã áp dụng quan điểm rằng ô tô chỉ là vật dụng lớn hơn. Khi tiết lộ về tham vọng ô tô điện của Xiaomi, ông gọi ô tô thông minh là “điện thoại thông minh có bốn cửa”.

Lei cho biết chiếc EV đầu tiên của công ty sẽ là một chiếc SUV có giá từ 100.000 nhân dân tệ (khoảng 360 triệu VND) đến 300.000 nhân dân tệ (1,1 tỷ VND). Để so sánh, một chiếc Tesla Model 3 có giá khoảng 299.000 nhân dân tệ tại Trung Quốc, trong khi Xpeng Motor  P7 có giá 240.000 nhân dân tệ (860 triệu VND).

Xiaomi: Hành trình giong buồm ra biển lớn, trở thành vua smartphone Trung Quốc và hướng đến sản xuất ô tô điện - Ảnh 10.

Ảnh concept xe điện Xiaomi

Ô tô điện là một biên giới mới cho các công ty công nghệ. Giống như nhiều sản phẩm IoT mà Xiaomi đã bán, ô tô ngày càng thông minh hơn và điều đó đang mở ra cánh cửa cho các công ty công nghệ muốn trở thành bộ não đằng sau những phương tiện này.

Điều đó có thể có nghĩa là có nhiều cơ hội hơn để bán các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số cho khách hàng thông qua các phương tiện mà họ lái, thứ mà họ có khả năng lưu giữ lâu hơn điện thoại.

Đối với một số công ty công nghệ, việc tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xe hơi có thể chỉ là làm cho hệ điều hành trên xe. Đây là cách tiếp cận của Huawei, công ty đã ký kết với 18 đối tác để sử dụng hệ thống 5G HiCar của mình và có một giải pháp ô tô thông minh hoàn chỉnh được gọi là HI.

Xiaomi có kế hoạch bán ô tô dưới thương hiệu riêng của mình, nhưng nhiều khả năng hãng sẽ không thực hiện một mình. Các báo cáo trước đó cho biết công ty đang làm việc với Great Wall Motor, nhưng nhà sản xuất ô tô đã phủ nhận những tin đồn.

Mặc dù Xiaomi có thể vẫn chưa chuẩn bị để tự sản xuất toàn bộ một chiếc ô tô, nhưng họ biết cách tạo ra nhiều thứ vào một chiếc ô tô thông minh. Bảng điều khiển của xe điện hiện đại thực chất là những chiếc smartphone cỡ lớn. Nó cũng hoạt động với các nhà cung cấp một thành phần rất quan trọng khác: pin.

Trung Quốc thống trị thị trường pin lithium-ion với tư cách là nguồn cung cấp các thành phần cần thiết hàng đầu. Lợi thế về chuỗi cung ứng này có thể là một lý do khiến Tesla rất mong muốn đưa Gigafactory ở Thượng Hải đi vào hoạt động. Nó cũng có thể là một lợi thế cho Xiaomi, một công ty Trung Quốc có mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp địa phương.

Xiaomi đã làm gì khác?

Xiaomi vẫn trung thành với hệ sinh thái của mình khi đa dạng hóa sang các lĩnh vực mới và tiếp tục thúc đẩy thị trường. Ngoài EV, Xiaomi đã trình làng chiếc TV OLED cao cấp giá 2.000 USD.

Công ty cũng đang cố gắng thâm nhập vào mạng xã hội bằng cách đại tu ứng dụng nhắn tin MiTalk với các tính năng âm thanh trực tiếp, làm cho nó hoạt động tương tự như ứng dụng nổi tiếng Clubhouse, hiện đã bị cấm ở Trung Quốc.

Bất chấp những nỗ lực này và vẫn tự xem mình với tư cách là một công ty IoT, smartphone vẫn là trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của Xiaomi. Điện thoại của hãng cũng ngày càng được đón nhận nồng nhiệt.

Xiaomi: Hành trình giong buồm ra biển lớn, trở thành vua smartphone Trung Quốc và hướng đến sản xuất ô tô điện - Ảnh 11.

Lei Jun giới thiệu Mi MIX Alpha, một smartphone 5G thử nghiệm với màn hình bao quanh mặt trước và mặt sau, tại Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 9 năm 2019.

Giao diện MIUI của công ty, từng bị cho là có nhiều lỗi, giờ đây được một số nhà đánh giá khen ngợi là một trong những tùy chọn tốt hiện có. Chiếc điện thoại hàng đầu mới nhất của hãng, chiếc Mi 11 Ultra trị giá 1.000 USD, được đánh giá cao không kém những chiếc iPhone và điện thoại Galaxy mới nhất.

Công ty cũng đã phát đi tín hiệu rằng họ cam kết mang kết nối 5G đến tất cả mọi người. Năm ngoái, họ cho biết tất cả các điện thoại từ thương hiệu Redmi bình dân có giá hơn 210 USD sẽ có 5G.

Tạm kết

Trong những năm gần đây, điện thoại thông minh đã chiếm khoảng 60% doanh thu của Xiaomi, trong khi các sản phẩm IoT và phong cách sống dao động từ 25 đến 30%. Dịch vụ Internet vẫn chưa đạt 10% doanh thu trong cả năm.

May mắn thay cho Xiaomi, họ đã đặt cược vào một danh mục sản phẩm tốt ngay từ khi thành lập. Với vận may của Huawei đang xuống dốc, vị thế của Xiaomi với tư cách là ông vua điện thoại thông minh trị vì của Trung Quốc hiện rất vững chắc.

Tham khảo: SCMP

OPPO ra mắt Find X3 Pro phiên bản Thám hiểm Sao Hoả, kỷ niệm sứ mệnh đặt chân lên Hành Tinh Đỏ của người Trung Quốc

0

OPPO Find X3 Pro phiên bản Sứ mệnh Thám hiểm Sao Hoả là phiên bản được OPPO giới thiệu nhằm kỷ niệm cột mốc phi thuyền Tianwen-1 đổ bộ thành công lên bề mặt Sao Hoả ngày 15/5 vừa qua.

Mới đây, ngày 15/5, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin Trung Quốc đã phóng và hạ cánh thành công phi thuyền Tianwen-1 cùng với tàu thám hiểm Chúc Dung (Zhurong) trên bề mặt sao Hoả. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc đáng tự hào của người dân Trung Hoa trong việc thám hiểm vũ trụ rộng lớn. Trung Quốc là quốc gia thứ 2 sau Hoa Kỳ đổ bộ thành công lên sao Hoả.

Để kỷ niệm sự kiện lần này, thương hiệu OPPO mới đây đã cho ra mắt chiếc OPPO Find X3 Pro Mars Exploration Edition – tên tiếng Việt: OPPO Find X3 Pro phiên bản Sứ mệnh Thám hiểm Sao Hoả. Phiên bản này có tông màu chủ đạo là màu xám, cùng với màu của phi thuyền Tianwen-1. Đây cũng là tuỳ chọn màu sắc thứ 5 trong series Find X3 bên cạnh các màu như xanh, trắng, đen và mocha.

TVC OPPO Find X3 Pro phiên bản Sứ mệnh Thám hiểm Sao Hoả

OPPO cho biết màu xám trên OPPO Find X3 Pro được lấy cảm hứng từ màu sắc không gian ngoài vũ trụ bao la. Mặt lưng của máy được hoàn thiện từ chất liệu kính mờ cao cấp, kèm theo dòng chữ “Mars 2021 – Utopia Planita”. Utopia Planita chính là khu vực mà phi thuyền Tianwen-1 chọn để hạ cánh trên sao Hoả, đây là một bồn địa khổng lồ nằm tại cực Bắc của hành tinh đỏ.

OPPO ra mắt Find X3 Pro phiên bản Thám hiểm Sao Hoả, kỷ niệm sứ mệnh đặt chân lên Hành Tinh Đỏ của người Trung Quốc - Ảnh 2.
OPPO ra mắt Find X3 Pro phiên bản Thám hiểm Sao Hoả, kỷ niệm sứ mệnh đặt chân lên Hành Tinh Đỏ của người Trung Quốc - Ảnh 3.
OPPO ra mắt Find X3 Pro phiên bản Thám hiểm Sao Hoả, kỷ niệm sứ mệnh đặt chân lên Hành Tinh Đỏ của người Trung Quốc - Ảnh 4.

Là một phiên bản đặc biệt, OPPO Find X3 Pro Mars Exploration Edition đi kèm với bộ giao diện đặc trưng, các hình nền, biểu tượng ứng dụng đều được tuỳ chỉnh với tông màu đỏ cam và thay đổi theo thời gian đúng với trạng thái từ sáng tới đêm trên sao Hoả. OPPO cũng tích hợp thêm cho ứng dụng camera của máy bộ 3 filter màu đỏ/cam để người dùng có thể chụp ra những bức ảnh có màu sắc của hành tinh đỏ.

OPPO ra mắt Find X3 Pro phiên bản Thám hiểm Sao Hoả, kỷ niệm sứ mệnh đặt chân lên Hành Tinh Đỏ của người Trung Quốc - Ảnh 5.
Giao diện bên trong
OPPO ra mắt Find X3 Pro phiên bản Thám hiểm Sao Hoả, kỷ niệm sứ mệnh đặt chân lên Hành Tinh Đỏ của người Trung Quốc - Ảnh 6.
Filter Hành Tinh Đỏ

Về mặt hiệu năng, OPPO Find X3 Pro Mars Exploration Edition trang bị cấu hình “max option” của phiên bản Pro, bao gồm con chip Snapdragon 888, RAM 16GB và 512GB bộ nhớ lưu trữ. Các thông số khác như màn hình, camera, pin,… không thay đổi so với bản Pro thường.

OPPO ra mắt Find X3 Pro phiên bản Thám hiểm Sao Hoả, kỷ niệm sứ mệnh đặt chân lên Hành Tinh Đỏ của người Trung Quốc - Ảnh 7.

OPPO Find X3 Pro phiên bản Sứ mệnh Thám hiểm Sao Hoả sẽ lên kệ tại vào ngày mai (16/5) với mức giá 6999 tệ, tương đương 25 triệu đồng.

OPPO Reno6 lộ ảnh thực tế với khung viền vuông như iPhone 12

0

Nếu các hình ảnh là xác thực, dòng OPPO Reno6 sắp ra mắt sẽ có thiết kế tương đối mới lạ.

Mặc dù mới chỉ ra mắt dòng Reno5, thế nhưng nhiều thông tin cho thấy OPPO đang rục rịch để giới thiệu dòng Reno6 tiếp theo, bao gồm 3 phiên bản Reno6, Reno6 Pro và Reno6 Pro+. Mới đây, một vài hình ảnh rò rỉ đã được đăng tải trên mạng xã hội Weibo, tiết lộ chi tiết thiết kế của dòng Reno6, cho thấy thế hệ tiếp theo của dòng OPPO Reno sẽ có những thay đổi đáng kể về mặt ngoại hình.

OPPO Reno6 lộ ảnh thực tế với khung viền vuông như iPhone 12 - Ảnh 1.

Cụ thể, các hình ảnh rò rỉ này được cộng đồng người dùng Weibo Trung Quốc chia sẻ trên các hội nhóm công nghệ. Nhìn vào hình ảnh này, chúng ta có thể thấy Reno6 sẽ có thay đổi chính tới từ khung viền. Giờ đây, khung viền của máy được vát vuông khá giống với iPhone 12 series. Thay đổi này sẽ mang tới một trải nghiệm cầm nắm hoàn toàn mới cho người dùng.

OPPO Reno6 lộ ảnh thực tế với khung viền vuông như iPhone 12 - Ảnh 2.

Khung viền vuông vát cạnh kim cương với các dải ăng-ten bắt sóng cho thấy OPPO Reno6 sẽ có mặt lưng kính và khung viền kim loại

OPPO Reno6 lộ ảnh thực tế với khung viền vuông như iPhone 12 - Ảnh 3.

Mặt trước của Reno6 sẽ vẫn là màn hình “nốt ruồi”. Theo các tin đồn, không có nâng cấp đáng kể về chất lượng tấm nền

OPPO Reno6 lộ ảnh thực tế với khung viền vuông như iPhone 12 - Ảnh 4.

Cụm camera chính của Reno6 (chưa rõ phiên bản nào) với thiết kế khá giống cụm camera của dòng Galaxy Note20, bao gồm 3 ống kính kèm đèn flash LED trợ sáng

Trước đó, hai chiếc smartphone OPPO có tên mã PEPM00 và PENM00 cũng đã xuất hiện trên trang chứng nhận TENAA của Trung Quốc với thiết kế tương tự. Dòng sản phẩm sẽ trang bị hai loại chipset tới từ MediaTek và Qualcomm. Tuỳ vào thị trường mà người dùng sẽ được trải nghiệm phiên bản Reno6 khác nhau.

Dự kiến, OPPO Reno6 series sẽ sớm được giới thiệu vào ngày 22/5 tới đây tại thị trường Trung Quốc, theo sau đó là thị trường Việt Nam và một số thị trường khác.

Xiaomi đăng ký bằng sáng chế smartphone có thể thay thế camera dạng module

0

Smartphone dạng module ghép nối đã từng một thời được xem là xu hướng của tương lai. Tuy nhiên chỉ có một số ít nhà sản xuất là đã ra mắt sản phẩm thương mại, nhưng cũng không mấy thành công. Giờ đây, Xiaomi có vẻ như muốn hồi sinh lại những chiếc smartphone module này.

Xiaomi đăng ký bằng sáng chế smartphone có thể thay thế camera dạng module - Ảnh 1.

Bằng sáng chế mới nhất được Xiaomi đăng ký, là một chiếc smartphone dạng module với ba phần tách biệt. Mỗi module sẽ chứa những thành phần khác nhau của chiếc smartphone, ví dụ như cụm camera và bo mạch chính, pin, loa ngoài và cổng kết nối. Các module kết nối với nhau nhờ một cơ chế ray trượt đơn giản.

Xiaomi đăng ký bằng sáng chế smartphone có thể thay thế camera dạng module - Ảnh 2.

Cụm camera và bo mạch chính được đặt bên trong module trên cùng. Pin được đặt trong module ở giữa. Loa ngoài và cổng kết nối được đặt trong module phía dưới. Do đó, người dùng có thể tháo rời và thay thế từng phần nếu muốn.

Smartphone module có quay trở lại?

Khoảng 7 năm trước, dự án Project Ara của Google đã lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về một chiếc smartphone module có thể thay thế từng linh kiện. Nhưng đáng tiếc là dự án này đã lụi tàn khi chưa ra mắt được sản phẩm chính thức nào.

Xiaomi đăng ký bằng sáng chế smartphone có thể thay thế camera dạng module - Ảnh 3.

Một chiếc smartphone module đã được ra mắt thực tế là LG G5, cho phép người dùng thay thế các module khác nhau bằng cách cắm vào cạnh dưới của chiếc smartphone. Tuy nhiên, chiếc smartphone module thực sự thu hút được sự quan tâm của người dùng phải kể đến là của Motorola, với các món phụ kiện Moto Mods có thể kết nối với smartphone bằng cách gắn vào mặt lưng.

Xiaomi đăng ký bằng sáng chế smartphone có thể thay thế camera dạng module - Ảnh 4.

Nhưng ngay cả như vậy, cho đến nay chúng ta đã không còn thấy một chiếc smartphone module nào trên thị trường. Chứng minh rằng ý tưởng độc đáo này đã đi vào ngõ cụt. Liệu rằng Xiaomi có thể làm hồi sinh những chiếc smartphone module hay vẫn chỉ là ý tưởng trên giấy tờ? Chúng ta sẽ phải cùng chờ xem.

Tham khảo: androidauthority

Microsoft hé lộ phông chữ Segoe UI mới linh hoạt, dễ đọc hơn trên Windows 10

0

Phông chữ Segoe UI mới hiện đang được thử nghiệm trên Windows 10 và sẽ sớm được phát hành trong thời gian tới.

Bản preview build Windows 10 mới nhất đã giới thiệu phiên bản cập nhật của phông chữ Segoe UI và Microsoft cho biết, nó sẽ thay thế cho phông chữ Segoe cổ điển trên các thiết bị chạy Windows 10.

Với tên gọi chính thức là Segoe UI Variable, phông chữ mới là sự lựa chọn tốt hơn cho các thiết bị ở mọi kích thước, vì nó sử dụng trục quang học, cho phép nó chia tỷ lệ phù hợp cho cả màn hình nhỏ và lớn.

Microsoft giải thích: “Trong lịch sử, phông chữ để in văn bản nhỏ được thiết kế khác với phông chữ được thiết kế cho văn bản hiển thị lớn. Segoe UI ban đầu được thiết kế cho kích cỡ 9pt. Nó đã trở thành một phông chữ tuyệt vời cho kích thước đó nhưng hạn chế biểu đạt của nó nằm ở chỗ kích thước lớn và thiếu tính dễ đọc ở kích thước nhỏ hơn. Segoe UI Variable giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng phiên bản mới của Segoe với công nghệ phông chữ biến đổi để linh hoạt cung cấp khả năng đọc tốt hơn ở kích thước rất nhỏ và tạo kiểu ở kích thước lớn”.

Phông chữ mới đã có sẵn trong bản Windows 10 build 21376, người dùng có thể tải xuống phông chữ này trong kênh Dev.

Financial Times: Dogecoin – Canh bạc hời hay ‘cú lừa’?

0

Trong khi Bitcoin chỉ tăng khoảng 7.700% từ 2013 đến nay thì Dogecoin đã có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc 200.000%.

Theo tờ Financial Times, năm 2021 là khoảng thời gian đầy khó hiểu cho thị trường tài chính với những bong bóng đầu cơ từ trên trời rơi xuống. Từ việc tăng giá 1.500% của cổ phiếu hãng bán lẻ trò chơi điện tử GameStop cho đến đà đi lên 15.000% của Dogecoin, đồng tiền từng bị coi là một trò đùa.

“Bạn có muốn Tesla chấp nhận thanh toán bằng Dogecoin?” là một trong số những bài đăng của tỷ phú Elon Musk trên Twitter về loại tiền số này, qua đó kích thích những tranh cãi và sự hứng thú của vô vàn nhà đầu cơ.

Về lý thuyết, Dogecoin có nhiều điểm tương đồng với Bitcoin. Đây cũng là một loại tiền số được ghi nhận bởi một mạng lưới máy tính phi tập trung, không thuộc quyền kiểm soát của bất cứ bên nào. Chúng cũng được theo dõi giao dịch qua một sổ cái kỹ thuật số dùng công nghệ Blockchain. Thế nhưng thay vì được tung hô cùng vô số những lập luận để nâng giá như Bitcoin khi mới ra mắt, Dogecoin chỉ được coi như một trò đùa.

Dẫu vậy, dù không được cho là sẽ “tự do hóa nền tài chính” hay trở thành “đồng tiền dự trữ toàn cầu” hoặc thay đổi cả nền kinh tế thế giới như Bitcoin, nhưng Dogecoin kể từ khi ra mắt vào tháng 12/2013 lại đang có tốc độ tăng trưởng còn nhanh hơn cả loại tiền số phổ biến nhất toàn cầu.

Trong khi Bitcoin chỉ tăng khoảng 7.700% từ 2013 đến nay thì Dogecoin đã có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc 200.000%.

Nói cách khác, nếu bạn muốn đổ tiền vào kênh đầu tư sinh lời nhất trong 7 năm rưỡi qua thì không phải Bitcoin mà Dogecoin mới là mảng tiền số phù hợp yêu cầu.

Thế nhưng chính sự tăng giá mạnh của Dogecoin, một thứ từng được coi như trò đùa lại đang là cái tát cho những người chơi tiền số, vốn tung hô và coi trọng thị trường Bitcoin hay những loại tiền số khác. Tất cả những lý thuyết, những mỹ danh mà người chơi đặt cho chúng hóa ra chẳng bằng một con chó Shiba Inu, biểu tượng của đồng Dogecoin.

Trong khi những người chơi tiền số cổ xúy tư tưởng rằng Bitcoin sẽ thay thế tiền truyền thống một ngày nào đó, rằng chúng ta cần nắm giữ một loại tài sản trong thời đại công nghệ số, rằng Bitcoin sẽ chống lại lạm phát được tạo ra bởi các ngân hàng trung ương thì lý do thực sự của họ chỉ là cố đẩy giá đồng tiền này và lùa người chơi mới tham gia.

Theo Financial Times, Bitcoin hay nhiều loại tiền số hiện nay cũng chẳng khác gì thị trường đa cấp khi những người tham gia trước có động cơ lợi ích vô cùng lớn để kéo người sau rót tiền bằng bất cứ giá nào. Dù làm giàu từ Bitcoin là mục tiêu chính và quả thật thị trường này đã khiến nhiều người trở thành tỷ phú chỉ sau 1 đêm nhưng đây lại không phải yếu tố duy nhất khiến nhiều người chơi tiền số.