Apple đã nâng cấp chất lượng nhạc của Apple Music với chất lượng cao nhất lên đến 24-bit/192kHz. Tuy nhiên, các phần cứng của hãng hiện nay như iPhone, iPad hay Mac đều chỉ hỗ trợ tối đa được 24-bit/48kHz. Ngoài ra các mẫu tai nghe AirPods hay loa HomePods hiện cũng không hỗ trợ chơi được nhạc chất lượng cao. Chính vì vậy giải pháp để thưởng thức trọn vẹn là ae cần sử dụng DAC/Amp di động và kèm theo đó là một chiếc tai nghe có dây truyền thống.
1/ DDHifi TC35i /TC35 – 990k
View attachment 5038530
Đây là mẫu Dongle nhỏ gọn đã theo mình được hơn 1 năm nay. Điểm mạnh của TC35i là thiết kế nhỏ gọn, bền bỉ và hỗ trợ giải mã được 32-bit/384kHz. Ae có thể dễ dàng lựa chọn kết nối Lightning hoặc USB-C tuỳ vào nguồn phát của mình. Ngoài ra, DDhifi còn làm cả phiên bản với jack kết nối balanced 2.5mm với tên gọi TC25i/TC25.
2/FiiO Q3 -3tr9
FiiO Q3 có khả năng giải mã bit/768kHz và DSD 512, chính vì vậy sẽ không phải khó khăn gì khi ae sử dụng nghe nhạc với Apple Music. Điểm mạnh của Q3 là chất âm ngọt ngào và đa dạng kết nối với các cổng 3.5mm, 2.5mm và 4.4mm. Bộ phụ kiện kèm theo cũng đầy đủ dây nhợ để ae có thể yên tâm sử dụng từ iPhone cho đến máy Mac.
3/ Nextdrive Spectra X – 5tr
Nextdrive Spectra X là Portable DAC/Amp nhỏ gọn nhưng chất lượng âm thanh tốt mà mình đã từng mượn của @cuhiep để trải nghiệm. Được trang bị chip ESS SABRE 9018Q2C nên Spectra X có thể dễ dàng giải mã được các file 32bit-384kHz. Điểm mạnh của sản phẩm nằm ở chất âm trong trẻo chi tiết và thiết kế cực kỳ nhỏ gọn để mang đi lại sử dụng hằng ngày. Nextdrive Spectra có 2 phiên bản X (kết nối USB-C hoặc USB-A) và X2 ( kết nối Lightning) để người dùng có thể dễ dàng lựa chọn. Tuy nhiên ae nên chọn phiên bản X nếu cần dùng với iPhone thì thêm sợi cáp OTG là dùng được.
4/Dragonfly Cobalt – 7tr2
Mặc dù được trang bị chip DAC 32bit ESS ES9038Q2M thế nhưng thực tế Cobalt lại chỉ giải mã được tối ra 24-bit/96kHz. Tuy nhiên mình giới thiệu Cobalt vì em nó có khả năng chống nhiễu tốt các tín hiệu do sóng điện thoại, bluetooth hay wi-fi gây ra. Chính vì vậy nếu ae thường xuyên nghe nhạc trên điện thoại thì đây cũng là lựa chọn đáng cân nhắc vì thiết kế nhỏ gọn và chất âm tốt. Ngoài ra, Cobalt cũng hỗ trợ giải mã MQA.
5/ Chord Mojo – 14tr
Mặc dù ra mắt cũng đã lâu nhưng đến giờ Chord Mojo vẫn là Portable DAC/Amp rất đáng sở hữu. Sức mạnh của Mojo bao gồm khả năng giải mã 32-bit/768kHz và công suất khoẻ giúp có thể dễ dàng sử dụng và phối ghép với nhiều mẫu tai nghe từ in-ear cho đến fullsize. Ae nếu thích có thể mua thêm Poly để ghép vào và sử dụng để stream nhạc cũng rất thú vị.
6/ iFi Diablo -24tr
Đây là portable DAC/Amp đầu bảng hiện nay của iFi. Được trang bị DAC Burr-Brown DSD1793 cùng mạnh công suất full balanced, chính vì vậy Diablo sở hữu chất âm sống động, chi tiết cùng nền âm tĩnh. Diablo cũng có thể dễ dàng sử dụng với các mẫu tai nghe từ inear tới fullsize cũng như có thể dễ dàng kết nối và hoạt động với iPhone, iPad cũng như các máy Mac.
Được giới thiệu vào giữa năm 2019, Elden Ring là đứa con tinh thần của FromSoftware, dẫn đầu là chủ tịch, đạo diễn, biên kịch game nổi tiếng Hidetaka Miyazaki, cùng nhà văn chắc không cần giới thiệu nhiều, George R. R. Martin. Sau nguyên hai năm trời im thin thít không có một tí thông tin gì từ FromSoftware, các fan hâm mộ của Dark Souls, Sekiro hay BloodBorne thậm chí còn lên cả Reddit tự nghĩ ra cốt truyện của tác phẩm mới.
Tin mừng là, rạng sáng 11/06 vừa rồi, Elden Ring đã có trailer mới, công bố ngày phát hành trên PlayStation, Xbox và PC: 21/01/2022.
Có lẽ, bên cạnh lối chơi với thử thách đáng kể từ những con quái vật trong thế giới ảo mà FromSoftware tạo ra quá quen thuộc với những gamer kỳ cựu đã chinh phục cả ba phần Dark Souls, Sekiro hay BloodBorne, thì thứ khác biệt hơn cả chính là chiều rộng của thế giới trong Elden Ring, thứ được chính FromSoftware mô tả là “tựa game lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại,” và được xây dựng từ “một thế giới đầy lịch sử” được chính Hidetaka Miyazaki cùng George R. R. Martin tạo ra. Miyazaki cũng cho biết thêm, với tác phẩm này, FromSoftware sẽ có thể triển khai những chi tiết gameplay nhập vai không thể ứng dụng được trong Dark Souls.
Câu trả lời ngắn gọn là có, nhưng không phải màn hình nào cũng làm cho máy của bạn giảm hiệu năng. Tùy theo màn hình 4K mà bạn chọn, macOS sẽ có những giải pháp “scaling” khác nhau để đảm bảo trải nghiệm của bạn. Mình cũng có tìm hiểu về vụ này, tổng hợp vào đây chia sẻ với anh em.
Retina hay là không Retina?
Retina là thuật ngữ của Apple để chỉ việc màn hình đạt độ phân giải đủ cao để bạn không còn thấy các pixel (mà chúng ta thường hay gọi là “bị rỗ”) khi dùng ở khoảng cách bình thường. Màn hình của MacBook thì đương nhiên là đạt chuẩn mà Apple gọi là Retina rồi, còn màn hình mà bạn tự mua riêng bên ngoài thì tùy loại. Thường thì các màn hình 4K trở lên là đủ “Retina”, 5K và 6K là dư sức. Còn các màn hình 2K trở xuống thì không phải là Retina, khi dùng chắc chắn bạn sẽ thấy rỗ.
Giờ nói về việc bạn nhìn thấy màn hình có rỗ hay không, điều này phụ thuộc vào mật độ điểm ảnh của màn hình, đơn vị đo là pixel per inch (ppi). macOS được tối ưu để hiển thị giao diện ở mức 110ppi với màn hình non-Retina, và 220ppi với màn hình Retina. Với những màn hình có mức ppi nhỏ quá thì bạn sẽ không dễ click, không dễ nhìn vì mọi thứ quá bé, còn nếu ppi cao hơn thì mọi thứ trở nên khổng lồ đến mức kì dị.
Cách hoạt động của cơ chế Retina – hay gọi chung là HiDPI – đó là macOS sẽ dùng 4 điểm ảnh vật lý trên màn hình để tạo thành 1 điểm ảnh logic, tạm gọi là “Retina pixel”. Nhờ điều này mà bạn cảm giác hình ảnh có vẻ mịn hơn, hình ảnh không bị rỗ chỗ lấm chấm, viền của chữ mượt hơn chứ không bị răng cưa. Bạn có thể nhìn vào hình bên dưới để thấy sự khác biệt của cùng một icon, nhưng được hiển thị trên các loại màn hình có PPI từ thấp đến cao.
Default for Display vs Scale
Trên macOS, khi bạn vào System Preferences > Display lúc kết nối với màn hình ngoài, bạn sẽ thấy tùy chọn Scaled có ghi chữ Larger Text (chữ to hơn) và More space (thêm không gian để làm việc). Ngoài ra, còn có tùy chọn “Default for Display”, lúc đó Apple sẽ tự chọn mức độ phân giải cân đối để dùng với màn hình mà bạn đang kết nối.
Tùy chọn Default for Display là cái nên dùng nhất, vì nó đảm bảo hình ảnh ở mức tốt nhất có thể, hiệu năng cao nhất có thể và thời gian dùng pin dài nhất có thể (trong trường hợp bạn xài laptop). Còn ở các tùy chọn Scaled, macOS phải vẽ hình ảnh lên một “tấm giấy” với độ phân giải lớn hơn hoặc nhỏ hơn, sau đó mới thu nhỏ hoặc phóng to hình ảnh để phù hợp với cái bạn chọn. Quá trình này khiến máy chậm hơn vì máy phải làm thêm nhiều công đoạn ở giữa trước khi hiển thị được hình ảnh lên màn hình.
Còn nếu bạn không chọn chế độ default mà chọn một thứ khác, có thể bạn sẽ gặp tình trạng pixel bị mờ trong một số tình huống nhất định. Ví dụ, nếu bạn làm các việc về phát triển phần mềm hay làm đồ họa chuyển động, bạn sẽ nhận thấy một số chi tiết hiển thị không chính xác, ví dụ như trong hình dưới, lằn phân chia màu xám nằm dưới chữ Color LCD có một số đoạn bị dày lên, sau đó trở nên mỏng lại. Trong khi nếu chọn Default for Display, tình trạng này không xảy ra.
Và trên thực tế, nếu bạn nhìn sát vào màn hình thì bạn cũng sẽ thấy rằng chữ khi chọn độ phân giải Scaled có mờ hơn một chút xíu so với khi chọn Default for Display. Khi ngồi ở khoảng cách sử dụng bình thường thì có thể bạn sẽ không để ý, thậm chí không nhận ra sự khác biệt, nhưng nhìn sát vào thì sẽ thấy điều này.
Với trải nghiệm thực tế của mình trên màn hình LG 4K 27″ UD88 có độ phân giải 3840 x 2160 (gọi là độ phân giải native), khi chọn Default for Display, không gian làm việc của mình tương đương với một màn hình Full-HD nhưng nét hơn, mịn hơn, hình ảnh ổn hơn.
Nhưng bản thân mình lại cần không gian làm việc rộng rãi, nên mình chọn chế độ Scaled, và chọn mức tương đương với một màn hình 2560 x 1440 để mọi thứ nhỏ đi một chút, bù lại mình có thể đặt được nhiều icon, nhiều cửa sổ hơn để làm việc. Lúc này chữ có mờ đi một chút xíu nhưng xài bình thường thì không nhận ra sự khác biệt. Mình chấp nhận điều đó để đổi lấy không gian làm việc lớn.
Còn nếu bạn cắm thẳng ra một cái màn hình 5K, ví dụ như chiếc LG UltraFine 5K 27″ được tối ưu dành cho Mac, và chọn Default for Display thì chữ nét hơn trong khi bạn vẫn có không gian hiển thị rộng rãi tương tự như 2560 x 1440.
Hiệu năng thì có bị ảnh hưởng hay không?
Nếu bạn chọn Default for Display thì không sao, còn nếu bạn chọn chế độ Scaled thì chắc chắn có ảnh hưởng, ít hay nhiều mà thôi.
Ví dụ, cũng với màn hình LG 4K 27″ 27UD88 (3840 x 2160) của mình, khi chọn không gian hiển thị ở ô số 2 (tức tương đương không gian của 2560 x 1440), thực tế MacBook của mình phải render hình ảnh ở mức 5120 x 2880 (bạn có thể kiểm tra chuyện này bằng cách vừa đổi độ phân giải thì nhấn screenshot, lúc đó bạn sẽ thấy độ phân giải của ảnh screenshot cao hơn cái mà bạn chọn). Sau đó, hình ảnh sẽ được downscale xuống 3840 x 2160 trước khi hiển thị vì đây là độ phân giải của màn hình => Như vậy, GPU phải làm thêm một công đoạn downscale, hiệu năng chắc chắn thấp hơn so với khi không phải làm công đoạn này.
Còn nếu mình chọn Default for Display, máy của mình chỉ phải render hình ảnh ở mức 3840 x 2160 mà thôi. Đây cũng chính là độ phân giải native của màn hình 27UD88 nên máy Mac không cần phải thực hiện thêm quá trình downscale nữa, hình ảnh đi ra khỏi GPU thì có thể dùng được hiển thị ngay lập tức mà không cần dùng thêm tài nguyên để nén nhỏ xuống => Nên hiệu năng không bị ảnh hưởng.
Khi sử dụng MacBook Pro 15″ và MacBook Pro 16″ (có GPU rời), khác biệt hiệu năng không quá lớn và hiếm khi có thể thấy được giữa Default for Display so với Scaled. Chỉ khi mình chạy 2 máy ảo (1 cái iPhone và cái iPad để phát triển app) thì mới thấy rằng máy chậm hẳn đi khi kết nối ra màn hình rời, lúc này mình sẽ chuyển sang dùng màn hình MacBook để có hiệu năng tốt nhất có thể.Còn khi mình thử với Mac Mini 2018 (không có GPU rời), hiệu năng sẽ chậm đi khi bạn chọn mức Scaled, và bạn dễ dàng thấy được điều này trong nhiều tình huống hơn. Có những lúc máy chạy nặng một chút thôi là đã thấy lag hơn hẳn rồi. Sau khi chuyển về mức Default for Display thì tình trạng chậm đó không còn xuất hiện.
Thêm một ví dụ nữa, nếu MacBook hoặc Mac Mini của mình cắm vào màn hình LG 5K UltraFine, độ phân giải render từ GPU sẽ là 5120 x 2880, và đây cũng là độ phân giải native của màn hình LG này nên GPU không phải chạy downscale nữa, hiệu năng sẽ đảm bảo ngon lành. 5K cũng là độ phân giải mà Apple chọn để trang bị cho chiếc iMac 27″ của họ. Nếu muốn dùng 4K, LG có dùng UltraFine 4K nhưng kích thước là 24″ chứ không phải 27″.
Mình có coi bên trang Bjango, anh chàng chủ blog bên đó làm designer, ảnh có tổng hợp một số màn hình tốt để dùng với MacBook. Những màn hình có mức PPI (biểu đồ cột) nằm ở vùng xanh lá sẽ là tối ưu cho hiệu năng và khả năng hiển thị, còn màn hình nào có PPI lọt vào vùng đỏ thì sẽ ảnh hưởng tới hiệu năng. Mời anh em tham khảo. Trong biểu đồ bên dưới, cái màn hình LG 27UD88 của mình đúng là lọt vào vùng đỏ, và nó không phải cái màn hình tối ưu cho Mac.
Chốt lại là gì?
Bạn hãy chọn những màn hình có độ phân giải 5K nếu dùng 27″, hoặc 4K với màn hình 24″, khi đó bạn sẽ có được không gian tối ưu và không bị giảm hiệu năng khi dùng với máy Mac. Nếu chọn 27″ mà 4K, hãy chọn mức độ phân giải Default for Display để đạt mức tối ưu, hạn chế chọn mức Scaled.
Còn nếu bạn dùng màn hình 4K phổ thông mà vẫn muốn chọn mức Scaled, bạn sẽ chấp nhận rằng chữ hơi mờ hơn chút xíu và hiệu năng bị giảm đi một chút. Đổi lại bạn có không gian làm việc rộng hơn theo ý thích của mình.
Nếu máy Mac của bạn có GPU rời, nhất là các dòng MacBook Pro 15″ từ 2016 trở về sau, mức giảm hiệu năng khi dùng với màn hình 27″ 4K là không nhiều trong đa số trường hợp, bạn vẫn xài được thoải mái. Còn nếu MacBook Pro 13″ hay MacBook Air mà không có GPU rời thì có thể bạn sẽ cảm thấy máy bị lag, giao diện chậm hơn, các hiệu ứng chuyển động có vẻ giật hơn.
Hoặc dễ hơn nữa là đi mua iMac 😁 iMac đã được tối ưu sẵn rồi, bạn không cần nghĩ nhiều trong khi giá thì lại không đắt hơn so với combo MacBook + màn hình rời (thậm chí một số trường hợp còn rẻ hơn là bạn đi mua riêng).
(Techz.vn) Để các ngón tay đúng vị trí và giữ đúng nhiệm vụ khi luyện gõ máy tính thì trình độ của bạn sẽ lên rất nhanh. Hôm nay mình sẽ chia sẻ thêm cho các bạn về cách đánh máy tính siêu nhanh qua bài viết dưới đây.
Đánh văn bản là kỹ năng cơ bản nhất khi sử dụng máy tính. Việc đánh máy tính thành thạo không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian làm việc mà nó còn giúp bạn trở lên chuyên nghiệp hơn.
1. Học đánh máy bằng mười ngón tay
Quy tắc đặt mười ngón tay trên bàn phím
Tốc độ gõ phím của bạn nhanh hay chậm là nhờ vào quy tắc này. Chỉ cần bạn nắm chắc quy tắc thì tốc độ gõ phím sẽ được cải thiện. Nếu không đặt mười ngón tay hợp lý thì bạn có thể gặp khó khăn khi không nhìn bàn phím, di chuyển các ngón tay không nhanh gọn và tốc độ khó có thể nhanh được.
Lưu ý: Bạn hãy nhớ một điều, vị trí của các ngón tay trên các phím cố định (A, S, D, F và J, K, L) nên sau khi gõ xong thì thu ngón tay về lại vị trí cố định ban đầu này. Hai phím F và J sẽ luôn có một gờ nổi hoặc một đặc điểm nhận dạng đặc biệt khác với các phím thông thường. Chính vì thế mà bạn sẽ không bị quên vị trí các nút.
Đối với bàn tay trái
Đối với bàn tay phải
Nhiệm vụ của từng ngón tay
Mỗi ngón tay sẽ đảm nhận một khu vực nhất định để bạn không mất nhiều thời gian di chuyển giữa các ngón tay và khi gõ không cần nhìn vào bàn phím. Về cơ bản, các ngón tay sẽ nhận gõ các phím như sau:
Đối với bàn tay trái
Đối với bàn tay phải
2. Luyện tập đánh máy bằng mười ngón tay
Muốn đánh máy bằng mười ngón tay đúng, nhanh và hiệu quả thì không có cách nào khác ngoài chăm chỉ luyện tập. Vì ngay cả khi bạn thuộc quy tắc rồi mà không luyện tập thường xuyên thì trình độ đánh máy của bạn sẽ không thể tiến bộ được. Bạn cũng có thể vào trang web Luyện gõ 10 ngón (Typing Study) để luyện tập.
Trang web này có khá nhiều bài học và bài kiểm tra cho bạn tập luyện. Bạn hãy thử trải nghiệm nhé.
3. Các nguyên tắc quan trọng khi luyện đánh máy nhanh
Có một số nguyên tắc quan trọng bạn cần nhớ khi luyện đánh máy tính là:
– Ngồi đúng tư thế: Tư thế ngồi đánh máy tính cũng khá quan trọng. Vì khi ngồi chuẩn và thoải mái bạn mới không bị mệt và mỏi khi làm việc lâu. Khi ngồi đánh máy tính bạn hãy nhớ:
– Lưng thẳng, mặt đối diện với màn hình máy tính.
– Khuỷu tay bẻ cong ở góc bên phải.
– Giữ khoảng cách từ 45 cm đến 75 cm so với màn hình máy tính.
– Cổ tay tiếp xúc với mép ngoài bàn phím của máy tính.
– Đảm bảo không có gì cản trở khi luyện gõ máy tính: Khi bạn để móng tay quá dài cũng sẽ làm cản trở tốc độ gõ phím. Vì vậy hãy cắt bớt móng tay khi có thể.
– Không nhìn bàn phím: Bạn không nên tập trung nhìn vào bàn phím. Mà thay vào đó là nhìn vào màn hình để kiểm soát lỗi sai khi gõ phím.
– Đặt mười ngón tay đúng vị trí: Đặt các ngón tay đúng vị trí giúp bạn không cần nhìn bàn phím vẫn có thể biết vị trí chính xác của từng chữ, số hay ký tự đặc biệt trên bàn phím.
– Sau khi kết thúc một từ bằng ngón tay bên bàn tay nào thì hãy sử dụng ngón cái bên bàn tay đó để nhấn dấu cách.
– Sau khi gõ xong một phím cần đưa ngón tay đó vào vị trí ban đầu để thực hiện gõ các phím tiếp theo.
– Không nên cố gắng ghi nhớ vị trí các phím: Bạn nên sử dụng ngón tay thuận tiện nhất để gõ phím ở vị trí phù hợp. Bạn không cần cố gắng ghi nhớ vị trí của các phím ví nó có thể làm cản trở đến tốc độ gõ phím của bạn.
4. Kiểm tra khả năng đánh máy nhanh
Để kiểm tra khả năng đánh máy nhanh, trước tiên bạn cần biết khả năng đánh máy tính hiện tại của mình được bao nhiêu. Sau đó mới xây dựng mục tiêu cho bản thân rồi luyện tập. Bạn hãy vào những trang web kiểm tra tốc độ đánh máy tính hiệu quả để test thử xem nhé. Chúc các bạn thành công.
(Techz.vn) Bạn đang tìm một người bạn đồng hành mang đến những trải nghiệm về giải trí, công việc, học tập được trọn vẹn khi buộc phải ở nhà trong thời điểm dịch COVID-19? Hãy đến với Samsung Galaxy Tab A7 Lite – Chiếc máy tính bảng với giá thành phải chăng, hứa hẹn sẽ “cân” mọi nhu cầu sử dụng thường ngày của bạn.
Samsung vừa làm “nóng” thị trường máy tính bảng khi mang đến dòng sản phẩm Galaxy Tab A7 Lite – Một chiếc tablet đáp ứng trọn vẹn nhu cầu giải trí, đọc báo, xem phim, chơi game hay chỉ đơn giản là một thiết bị phục vụ việc học tập của trẻ nhỏ. Với mức giá khiêm tốn chỉ hơn 4 triệu đồng – Samsung Galaxy Tab A7 Lite chắc hẳn sẽ dễ dàng chiếm trọn cảm tình của số đông người dùng tại thị trường Việt Nam.
Màn hình lớn, trải nghiệm tuyệt hảo
Tuy chỉ nằm phân khúc tầm trung, nhưng Samsung dành cho Galaxy Tab A7 Lite rất nhiều những ưu ái. Nổi bật nhất có lẽ vẫn là một kích thước hiển thị lên đến 8.7 inch LCD TFT với độ phân giải 1340×800 pixel, tỉ lệ 15:9 thoả sức để có thể cân hầu hết các nhu cầu giải trí thông thường và trải nghiệm cầm nắm cân trọn trong tay.
Màn hình hiển thị với mức kích thước hợp lý là 8.7 inch kết hợp cùng viền màn hình mỏng – Galaxy Tab A7 Lite vừa đủ để bạn cảm thấy dễ chịu khi sử dụng, mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi mà không hề gặp tình trạng “quá khổ” như những thiết bị máy tính bảng 10 inch hay kích thước lớn hơn.
Hoàn thiện cứng cáp, sử dụng thoải mái
Samsung Galaxy Tab A7 Lite sở hữu kiểu dáng hiện đại với các cạnh viền màn hình siêu mỏng, nhờ vậy, máy có tỉ lệ hiển thị màn hình lên đến 81%. Khung máy được hoàn thiện bằng kim loại mang đến cảm giác chắc chắn, sang trọng, bền bỉ theo thời gian, không hề tỏ ra ọp ẹp như một số sản phẩm máy tính bảng sử dụng chất liệu nhựa cùng phân khúc. Chưa hết, người dùng có thể thoải mái dùng Galaxy Tab A7 Lite với một tay trong thời gian dài nhờ kích thước tổng thể gọn gàng, trọng lượng nhẹ 371g và độ mỏng chỉ 8mm.
Hiệu năng đáp ứng vừa “Chuẩn – Đủ”
Không hề kém cạnh các đối thủ khác khi Samsung sử dụng bộ vi xử lý hiệu năng cao Helio P22T (MT8768T, Quad 2.3GHz & 1.8GHz), bộ nhớ RAM 3GB. Cung cấp hiệu năng mượt mà và trơn tru hơn đáng kể so với người tiền nhiệm Galaxy Tab A8 (2019). Cụ thể, điểm hiệu năng đa ứng dụng và đồ hoạ tăng lần lượt là 75% và 92%. Nhờ vậy, Galaxy A7 Lite đáp ứng vừa đủ những tựa game phổ biến hiện nay, xem video có độ phân giải cao hay thực hiện đa nhiệm nhiều ứng dụng cùng một lúc. Ngoài ra, bộ nhớ trong 32GB và hỗ trợ thêm khe cắm thẻ nhớ ngoài microSD lên đến 1TB có thể tha hồ lưu trữ tài liệu, những bộ phim hay, hình ảnh và video được chụp từ thiết bị.
Hệ thống âm thanh vòm và loa kép hỗ trợ công nghệ Dolby Atmos
Galaxy Tab A7 Lite rất được hãng trau chuốt khi trang bị công nghệ Dolby Atmos với hiệu ứng âm thanh vòm ấn tượng, hoạt động mạnh mẽ trên hệ thống loa kép. Mang đến những trải nghiệm tuyệt vời với âm thanh chân thật, sống động, đáp ứng tối đa nhu cầu giải trí, xem phim hay chơi game. Đặc biệt, hệ thống âm thanh sẽ còn trở nên hoàn hảo hơn nữa khi người dùng sử dụng ở chế độ xoay màn hình.
Pin cao 5.100 mAh , khả năng sạc nhanh
Samsung trang bị cho Galaxy Tab A7 Lite thỏi pin với dung lượng 5100mAh, thiết bị có thể vận hành xuyên suốt một ngày dài làm việc. Với việc sử dụng màn hình LCD cùng vi xử lý mới, thời lượng pin hoạt động của máy còn được tối ưu hơn nữa. Chưa hết, Galaxy Tab A7 Lite với khả năng sạc nhanh 15W thông qua cổng kết nối chuẩn Type-C giúp người dùng dễ dàng duy trì được thời lượng pin lâu dài, liền mạch dù ở bất kỳ đâu.
Lời kết
Với mức giá chỉ 4.49 triệu đồng – Samsung Galaxy Tab A7 Lite thực sự là một sự lựa chọn vô cùng hợp lý cho những ai đang mong đợi một chiếc máy tính bảng gọn nhẹ, khung kim loại sang trọng, cứng cáp, cấu hình đáp ứng tốt được các tác vụ thường ngày, tích hợp nhiều công nghệ hàng đầu như hệ thống âm thanh vòm với loa kép Dolby Atmos, khả năng sạc nhanh, nhận diện khuôn mặt, Samsung Knox cùng thời lượng pin ổn định.
Sản phẩm hiện đã chính thức lên kệ tại các cửa hàng phân phối thiết bị thông minh, bao gồm 2 phiên bản màu sắc là Xám Vũ Trụ và Bạc Ngân Hà. Đặc biệt khi mua Galaxy Tab A7 Lite từ ngày 01/06 đến 30/06, khách hàng sẽ được tặng kèm gói ưu đãi đặc quyền bao gồm: Ưu đãi Trả góp lãi suất 0% và Gói Xem phim và Truyền hình miễn phí TV360 trong 6 tháng.
Cho đến khi vượt qua được ba rào cản dưới đây, không ai biết chắc câu trả lời sẽ thế nào.
Game di động đã có những bước tiến đáng kể trong vài năm trở lại đây, với một loạt các thương hiệu game phổ biến trên PC và console được cập nhật phiên bản tối ưu cho màn hình nhỏ nhưng vẫn giữ lại hầu hết trải nghiệm trong lối chơi. Và khi mà người dùng ngày càng chấp nhận bỏ nhiều tiền hơn vào các game smartphone và tablet so với các nền tảng truyền thống, game di động thực sự đang vươn lên những tầm cao mới. Nhưng liệu nó có thay thế được game console xét về lâu về dài hay không?
Nhà sản xuất Final Fantasy 16, Naoki Yoshida, tin rằng 5G sẽ là cú hích biến game di động trở thành “hồi chuông báo tử” đối với game console. Ông tuyên bố hùng hồn rằng, không như game console – vốn cần một không gian cố định và lệ thuộc vào phần cứng có sẵn với thời gian khởi động khá lâu – việc stream game qua kết nối 5G siêu tốc trên những chiếc điện thoại mà bạn có thể mang đi khắp nơi sẽ thú vị hơn rất nhiều.
Xét trong một khoảng thời gian đủ dài, những gì Yoshida dự báo về thay đổi trong ngành công nghiệp game là hoàn toàn chính xác: công ty phân tích App Annie từng báo cáo rằng game di động đã thu về khoảng 100 tỷ USD doanh thu trong năm ngoái, vượt xa doanh thu 88 tỷ USD của PC và console. Các game thủ không hề tỏ ra khó chịu khi chơi game trên điện thoại (và tablet, nhưng chủ yếu là điện thoại), do đó chuyển đổi sang stream game có thể không phải là vấn đề quá khó khăn.
Hiện nay, có khá nhiều dịch vụ cho phép bạn stream các tựa game AAA trên di động: Google Stadia có tốc độ ổn định nhưng thư viện game hạn chế, Microsoft Xbox Cloud Gaming (trước đây là xCloud) vẫn chưa dùng được trên iOS, và Nvidia GeForce Now lẫn Amazon Luna vẫn đang âm thầm mở rộng phạm vi phủ sóng và thêm nhiều tựa game mới, nhưng chưa thể thu hút được sự chú ý từ các game thủ.
Dẫu vậy, các dịch vụ stream vẫn trụ vững và sức hút của chúng là không thể chối bỏ – nhưng có một số rào cản nhỏ mà game di động cần phải vượt qua để có thể thay console trở thành một nền tảng thống trị thị trường.
Tay cầm chơi game di động: chuẩn hoá, hoặc tương thích tốt hơn
Yếu tố lớn nhất tách biệt game di động với game console là tay cầm chơi game (controller): chơi trên một chiếc Xbox Series X hay PS5 sẽ cho phép bạn thao tác chính xác hơn nhiều nhờ controller của máy, thay vì điều khiển bằng cảm ứng như game di động. Đó là điều không thể chối cãi.
Cả iOS và Android đều hỗ trợ controller PS4 và Xbox One, và bản cập nhật iOS 14.5 vừa qua đã chính thức đưa gamepad PS5 và Xbox Series X vào danh sách tương thích (Android chưa chính thức hỗ trợ các controller thế hệ mới nhất này, nhưng vẫn có một số giải pháp khắc phục tạm thời).
Sử dụng gamepad vẫn có nhược điểm: nó đòi hỏi mỗi tựa game phải gán thao tác phù hợp vào từng nút bấm và cần gạt (joystick), đồng thời buộc bạn phải mang theo gamepad khi ra ngoài (khá khó chịu và không tiện lợi cho lắm), chưa kể người chơi cần một cách để gắn điện thoại vào controller (nếu muốn). Sử dụng controller của console có thể đau đầu đến vậy – và thậm chí những controller theo phong cách Nintendo Switch, vốn có tích hợp đế gắn điện thoại, như Razer Kishi cho Android và Backbone cho iOS, cũng không tốt hơn là bao bởi chúng không tương thích với tất cả các điện thoại trên thị trường và cũng chỉ hoạt động với một số game mà thôi.
Có khả năng Apple và Google đang hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất phụ kiện để phát triển chức năng cắm-và-chơi cho một mẫu gamepad trong tương lai, nhưng giải pháp hợp lý hơn là game di động nên bỏ hẳn việc hỗ trợ controler, đầu tư toàn lực vào điều khiển cảm ứng.
Đó về cơ bản là những gì các studio lớn nhất đang thực hiện với các game di động của họ: tựa game Wild Rift của Riot được tích hợp khả năng điều khiển bằng controller, nhưng chỉ khi sử dụng thao tác cảm ứng, bạn mới có thể tận dụng được tối đa cơ chế điều khiển tuyệt chiêu cũng như cảm nhận được sự cân bằng của các hero trong game. Việc xây dựng lối chơi xoay quanh nhiều loại phần cứng và controller khác nhau đơn giản là quá khó.
Tất nhiên, Wild Rift là phiên bản di động của một tựa game PC, được tinh chỉnh để chơi trên màn hình smartphone với thao tác cảm ứng. Để di động có thể vượt mặt console, các studio cần phải ưu tiên các phiên bản di động của những tựa game lớn của họ – đúng như Yoshida dự báo.
Các studio lớn và các nhà phát hành game cần tung thêm nhiều tựa game lớn tương thích với di động
Như đã nói ở đầu bài viết, ngành công nghiệp game di động đã và đang thu về cả núi tiền từ các tựa game casual và các phiên bản di động của các game đã có – ví dụ, PUBG Mobile đứng gần đầu bảng những tựa game có doanh thu cao nhất toàn thế giới, và đứng trên nó một bậc là tựa game MOBA di động Honor of Kings (còn gọi là Arena of Valor.
Nhưng theo Yoshida, để thực sự lấn át được console, game di động cần mang lại nhiều trải nghiệm chơi game mà các game thủ vẫn kỳ vọng được thấy ở hệ máy console hơn nữa. Một vài trải nghiệm có thể được stream qua mạng 5G trên các dịch vụ stream game đã đề cập ở trên, nhưng tất nhiên, mọi thứ lại rơi vào ngõ cụt khi nhắc đến vấn đề sử dụng controller với điện thoại.
Các phiên bản PUBG và Call of Duty với giao diện điều khiển di động đã thu được thành công trong nhiều năm trời, và trong năm 2021, đã có thêm nhiều tựa game console và PC lớn khác đổ bộ lên di động dưới hình thức beta hay bản hoàn chỉnh, bao gồm Wild Rift, MTG Arena, Diablo Immortal, và Divinity: Original Sin 2. Thậm chí có thông tin cho biết phiên bản di động của hai game bắn súng Apex Legends và Valorant cũng đang được phát triển.
Đó là những sản phẩm không thể bỏ qua, nhưng lẽ thường tình, các game thủ muốn thêm nhiều game hơn nữa từ các studio hàng đầu. Sony đã xác nhận sẽ bắt đầu tung ra phiên bản di động cho các tựa game nổi tiếng của họ vào cuối năm 2021, trong khi Square Enix thì hứa hẹn đưa hai game di động chủ đề Final Fantasy VII lên nền tảng này: một tựa game battle royale trong năm 2021, và một phiên bản “greatest hits” của tựa game kinh điển mang tên Final Fantasy VII Ever Crisis vào năm 2022.
Chưa rõ những game di động đó sẽ so sánh ra sao so với phiên bản console của chúng – và các game thủ sẽ quan tâm đến sự tương đồng đó đến mức nào. Nếu đủ giống nhau, liệu sự thú vị của việc chơi game trên smartphone có đủ để thuyết phục các game thủ dành thời gian cho nền tảng này thay vì chơi trên console?
Nói cách khác, một trong những điểm mập mờ lớn nhất cần làm sáng tỏ là các game di động cần phải mới lạ đến mức nào – xét về mặt đồ hoạ, cốt truyện, và thời gian chơi – để các game thủ thấy đủ thích thú và rồi cuối cùng chọn chơi chúng thay vì game console. Game di động hiện đã thu về nhiều doanh thu hơn game console và PC, nhưng các game thủ chỉ chọn chơi game di động đến một ngưỡng nhất định mà thôi. Chưa rõ những tính năng mới lạ nào có thể thúc đẩy thời đại của game di động như một nền tảng thống trị ngành công nghiệp game?
Muốn thị trường stream game phát triển, 5G phải thực sự đáp ứng được kỳ vọng
5G hiện đã mang đến cho người dùng tốc độ siêu việt, nhưng phạm vi phủ sóng thì không. Các nhà mạng đã và đang tìm cách mở rộng hệ thống mạng của mình, nhưng kết quả thu được vẫn còn quá bé nhỏ, chưa đủ để tạo nên một tác động đáng kể lên thị trường stream game, nơi các game thủ đang chờ đợi. Không chỉ cần mở rộng phạm vi phủ sóng, mà mạng 5G còn phải đạt được tốc độ cao và ổn định, đáp ứng nhu cầu truyền tải game đến các game thủ di động, từ đó được họ chấp nhận.
Đây có lẽ là tình huống con gà và quả trứng – các game thủ sẽ không thấy được giá trị của việc stream game cũng như chơi các game chất lượng AAA trên điện thoại cho đến khi tốc độ và độ ổn định của 5G trong khu vực họ sinh sống đạt đủ yêu cầu. Tại sao phải đăng ký một dịch vụ stream game nếu bạn không thể có được trải nghiệm chơi game liền lạc cơ chứ?
Hầu hết các điện thoại flagship trong năm 2021 đều được trang bị kết nối 5G, và cả tablet nữa – bao gồm iPad Pro 2021 mới. Sự phổ biến của 5G sẽ khuyến khích các game thủ ít nhất một lần thử qua các dịch vụ stream.
Liệu game di động có cần đến stream để vượt mặt console? Có lẽ không – nhưng giấc mơ được chơi các game chất lượng console trên những chiếc điện thoại và tablet cấu hình tương đối thấp có thể mở ra cánh cửa đến một thế giới nơi mà mọi người hào hứng với việc chơi game trên di động hơn. Và dù cho trải nghiệm chơi game stream không tái hiện được chính xác trải nghiệm chơi game console, chỉ cần mang lại cho game thủ một trải nghiệm tương tự vừa đủ để họ giải trí trên đường đi cũng đủ để giúp cán cân nghiêng về phía di động rồi.
Suy cho cùng, dự báo của Yoshida ít nhiều cũng có căn cứ – chúng ta đều sở hữu những chiếc điện thoại trong túi quần, và khả năng đồ hoạ lẫn multiplayer của chúng ngày càng mạnh mẽ hơn cho thấy hoàn toàn hợp lý khi kỳ vọng sự mới mẻ của game đi động có thể sẽ lấn át được game console trong một ngày không xa. Nhưng cho đến khi những rào cản đó được gõ bỏ, hệ thống phần cứng ngoại tuyến hiệu năng cao cùng lối chơi dựa vào controller với độ chính xác cao vẫn sẽ có những ưu thế so với cơ chế điều khiển cảm ứng trên những màn hình nhỏ bé.
Elon Musk vừa lên sân khấu và giới thiệu mẫu xe Model S Plaid hiệu năng cao, được gọi là chiếc xe sản xuất đại trà nhanh nhất thế giới.
Sau một thời gian gây tranh cãi về việc có ra mắt hay không ra mắt, cuối cùng thì Elon Musk cũng chính thức giới thiệu mẫu xe Model S Plaid, trong một sự kiện vừa được Tesla tổ chức tại California. Model S Plaid là phiên bản hiệu năng cao nhất của mẫu xe Model S, mang tới công suất 1.020 mã lực và khả năng tăng tốc từ 0 lên 100km/h chỉ trong vỏn vẹn 2 giây.
Elon Musk đã từng tuyên bố rằng Model S Plaid là mẫu xe sản xuất đại trà nhanh nhất thế giới. Nó có thể chạy quãng đường 400m trong 9,2 giây, với tốc độ khoảng 250km/h. Để so sánh, một chiếc McLaren 765LT có thể chạy cùng quãng đường đó trong 9,9 giây.
Để có được sức mạnh đáng kinh ngạc như vậy, Tesla đã phải cải tiến mẫu xe Model S Plaid này với thiết lập 3 động cơ truyền trực tiếp mô-men xoắn vào bánh sau, cùng với nhiều chi tiết được chế tạo bằng vật liệu carbon giúp giảm nhẹ trọng lượng xe. Tesla cho biết tốc độ tối đa mà Model S Plaid có thể đạt được là 322km/h, nhưng phải trang bị bánh xe và lốp phù hợp.
Phạm vi hoạt động của chiếc xe điện này là khoảng 630km, nhưng đó là phiên bản trang bị mâm 19-inch. Với phiên bản mâm 21-inch thể thao hơn, phạm vi hoạt động bị giảm xuống còn 560km mà lại còn đắt hơn 4.500 USD.
Bạn sẽ không thể tìm thấy một chiếc ô tô điện nào khác có thể chạy tốc độ tối đa 322km/h, mà lại có phạm vi hoạt động lên đến 630km như chiếc Model S Plaid này. Nhưng Tesla còn có kế hoạch ra mắt thêm phiên bản Model S Plaid+ với 1.100 mã lực và phạm vi hoạt động lên tới 840km, mặc dù chưa rõ thời điểm ra mắt.
Không chỉ có sức mạnh và tốc độ cực kỳ ấn tượng, Model S Plaid còn được nâng cấp cả về nội thất và tính năng giải trí đặc biệt. Bên trong nội thất của Model S Plaid có một màn hình trung tâm 17 inch siêu to khổng lồ, cùng với vô-lăng chữ U lấy cảm hứng từ những chiếc xe đua F1. Chúng ta gần như sẽ không thấy bất kỳ nút vật lý điều khiển nào ở bộ phận trung tâm, mọi thứ đã được tích hợp vào bên trong màn hình cảm ứng.
Nội thất của Model S Plaid cũng rất sang trọng và hiện đại, với các chi tiết bằng sợi carbon và trang trí bằng ốp gỗ. Không gian ngồi rất rộng rãi, đặc biệt là hàng ghế sau được trang bị đầy đủ tính năng với một màn hình giải trí 8 inch có cảm ứng, có thể điều chỉnh điều hòa độc lập và thậm chí là chơi game. Có hệ thống âm thanh 22 loa, sưởi ghế ở tất cả các vị trí ngồi trong xe.
Hệ thống giải trí trung tâm của Model S Plaid được cung cấp sức mạnh bởi một con chip có khả năng xử lý 10 teraflop. Nó cho phép người dùng có thể chơi những tựa game bom tấn tương tự như một chiếc console PS5, bao gồm cả The Witcher 3 và Cyberpunk 2077, với bộ điều khiển không dây.
Model S Plaid có giá bán từ 131.100 USD, với tùy chọn tính năng tự lái sẽ thêm 10.000 USD nữa. Một số tùy chọn màu sắc khác như đen, xám và xanh lam phải thêm 1.500 USD, màu đỏ phải thêm 2.500 USD. Một chiếc Model S Plaid full option có giá cao nhất là 145.600 USD. Những chiếc xe này sẽ được giao cho khách hàng đầu tiên vào mùa hè năm nay.
Hàng loạt tính năng trên macOS Monterey sẽ bị cắt giảm trên những máy Mac chạy chip Intel.
Tại sự kiện WWDC dành cho lập trình viên hồi tháng 6 năm ngoái, Apple đã công bố dòng sản phẩm máy tính Mac của hãng sẽ chuyển dịch từ chip của Intel sang chip riêng của hãng, hay còn được gọi là Apple Silicon. Theo Apple, việc sử dụng chip riêng sẽ giúp Apple tạo ra những sản phẩm không chỉ đem lại hiệu năng cao hơn, mà còn hiệu quả hơn về khả năng tiết kiệm năng lượng.
Vài tháng sau đó, Apple đã ra mắt thế hệ chip đầu tiên dành cho máy Mac được hãng này phát triển mang tên “M1″, kèm với đó là ba thiết bị đầu tiên được tích hợp con chip này là MacBook Air, MacBook Pro 13” và Mac mini. Gần đây nhất, vào hồi tháng 4, Apple đã công bố thêm chiếc iMac đầu tiên cũng với chip M1.
MacBook Pro và MacBook Air mới với chip Apple M1
Liên tục ra mắt những mẫu Mac mới với chip “cây nhà lá vườn”, thế nhưng Apple cũng khẳng định rằng họ sẽ không bỏ rơi những máy Mac có sẵn chạy chip Intel. Apple không đưa ra một khoảng thời gian cụ thể, mà chỉ nói chung chung rằng “trong nhiều năm sắp tới”.
Dù vậy, với bản cập nhật macOS 12 Monterey mới nhất, đã có dấu hiệu cho thấy những mẫu Mac chạy chip Intel bắt đầu bị Apple coi là “công dân hạng hai”.
macOS Monterey
Phiên bản macOS Monterey dành cho máy Mac chạy chip Intel sẽ bị lược bỏ nhiều tính năng so với phiên bản dành cho M1, cụ thể là:
– Chế độ xoá phông nền cho FaceTime.
– Live Text: Nhận dạng chữ viết từ hình ảnh.
– Một vài tính năng trên ứng dụng bản đồ Apple Maps như chế độ hiển thị dưới dạng địa cầu (tương tự Google Earth) hay bản đồ chi tiết tại một số thành phố như San Francisco, Los Angeles, New York và London.
– Giọng máy đọc tự nhiên ở các ngôn ngữ Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan.
– Nhận dạng giọng nói không cần kết nối Internet và không giới hạn thời gian (trước đây, tính năng nhận dạng giọng nói bị giới hạn trong 60 giây).
Xoá phông trên FaceTime, một trong số những tính năng bị cắt giảm trên máy Mac chạy chip Intel
Một số lời lý giải chưa chính thức từ cộng đồng người dùng Apple cho rằng chip Intel thiếu bộ xử lý AI như Apple M1, khiến cho những tính năng trên không thể hoạt động. Một số máy Mac chip Intel ra mắt trong vài năm trở lại đây có được trang bị chip bổ trợ T1 và T2 của Apple, tuy nhiên theo Rene Ritchie, một blogger chuyên về Apple, ngay cả chip T2 mới nhất cũng chỉ có sức mạnh tương đương chip Apple A10 trên iPhone 7. Ngoài ra, Apple A10 cũng không được tích hợp bộ xử lý AI, vốn chỉ xuất hiện kể từ chip Apple A11.
Dù vậy, lời giải thích này vẫn thiếu tính thuyết phục. Một số tính năng như xoá phông cho FaceTime hay nhận dạng chữ viết từ hình ảnh có vẻ như thật sự sẽ cần đến chip xử lý AI của Apple, nhưng liệu những tính năng như bản đồ địa cầu hay bản đồ chi tiết liệu có gì đặc biệt đến nỗi chip Intel không thể xử lý nổi hay không?
Không chỉ có vậy, macOS Monterey chứng kiến việc Apple loại bỏ hàng loạt mẫu Mac chip Intel khỏi danh sách hỗ trợ. Một số mẫu MacBook Pro 15″ hay iMac ra mắt năm 2014 với chip lõi tứ và RAM 16GB vẫn còn rất mạnh, thế nhưng vẫn bị Apple “kết liễu” sau bản cập nhật này. Điều này cho thấy Apple đang trên đà loại bỏ dần những mẫu Mac với chip Intel để dồn sức phục vụ những mẫu Mac chạy chip xử lý riêng của mình.
Nhiều model Mac chạy chip Intel bị cắt giảm trên bản cập nhật macOS Monterey
Apple cho biết quá trình chuyển đổi từ chip Intel sang Apple Silicon sẽ kéo dài khoảng 2 năm. Hiện tại, Apple đã đi được một nửa chặng đường với sự ra mắt của MacBook Air, MacBook Pro 13″, Mac mini và iMac. Một vài dòng sản phẩm dành cho giới chuyên nghiệp như MacBook Pro 14″/16″, iMac Pro và Mac Pro vẫn chưa được Apple cập nhật, tuy nhiên dự kiến trong năm nay, người dùng sẽ còn được thấy ít nhất một trong ba dòng máy này có phiên bản mới.
Đó là đoạn kết của bài thuyết trình mà Apple đã thực hiện tại WWDC 2021 rạng sáng nay. Nhưng đó cũng là thông điệp xuyên suốt hai tiếng đồng hồ. Bất kể sản phẩm nào được nhắc đến – Apple Maps, AirPods, HomePod… – chúng đơn giản là tốt hơn: tốt hơn trước, tốt hơn những đối thủ không được nêu tên, tốt hơn nếu bạn dùng chúng kết hợp với tất cả những sản phẩm tốt hơn khác từ Apple.
Nhưng bạn có thực sự tin tất cả những điều đó? Hay Apple đang tự làm ảnh hưởng đến thương hiệu của mình khi khăng khăng một cách mù quáng về sự tốt hơn lên của mọi thứ mà ngó lơ cách mọi người đang sử dụng công nghệ trong thực tế? Nhiều tính năng mà đội ngũ lãnh đạo của Tim Cook tung lên mây trong buổi giới thiệu, và nhiều quảng cáo sản phẩm trong thời đại COVID giống như của Apple, dường như đều có xu hướng khá “ngầu lòi” khi còn nằm trong cửa hàng, nhưng lại bị xếp xó ở ngoài đời thực. (Thú nhận đi, lần cuối bạn thực sự gửi đi một memoji là khi nào?)
Ví dụ, trong thế giới hoàn hảo của Apple, mọi người sẽ sử dụng FaceTime để xem các chương trình truyền hình với bạn bè trên Apple TV của họ. Nhưng để làm điều đó, họ sẽ phải giữ điện thoại cách mặt một sải tay trong suốt thời gian trình chiếu để có thể thấy được mọi phản ứng của bạn. Có lẽ bạn nên tập nâng tạ ngay lúc này đi, vì tính năng này phải đến mùa thu mới ra mắt; FaceTime TV rõ ràng không dành cho kẻ yếu ớt.
Trong thế giới hoàn hảo của Apple, Safari là một trình duyệt không lỗi lầm, và trở nên còn tốt hơn nữa khi được trang bị tính năng gom nhóm tab hoàn toàn mới, cùng một giao diện có thể đổi màu tương tự trang web bạn đang xem. Tuy nhiên, trong thế giới thực, nhiều người lại phải dùng các trình duyệt khác bởi hàng triệu website cần thiết cho công việc thường ngày đơn giản là không hoạt động tốt với Safari. Ví dụ, một số hệ thống quản lý nội dung (CMS) hay ngân hàng trực tuyến không tương thích với trình duyệt của Apple. Dẫu vậy, hãng vẫn tiếp tục “loè” mọi người với các bản cập nhật Safari, từ bài thuyết trình này sang bài thuyết trình khác, mà không hề đề cập đến việc khắc phục những vấn đề cơ bản kia.
Trong thế giới hoàn hảo của Apple, bạn sẽ mua cho bà mình một chiếc Apple Watch. Bà sẽ chia sẻ dữ liệu của mình với bạn, và bạn có thể gửi cho bà một tin nhắn cảnh báo khi phát hiện nhịp tim nghỉ ngơi của bà tăng cao trong giờ vừa qua, hoặc dáng đi của bà dường như hơi nghiêng ngả (bởi Apple muốn giúp bạn có dáng đi thật hoàn hảo!). Chắc chắn bà bạn sẽ không cảm thấy phiền hà về chuyện đó đâu, và bà cũng sẽ đồng ý để bạn theo dõi sát sao như vậy.
Có lẽ bà cũng là người mà bạn thấy trong phần giới thiệu về Apple Home, một người thích những thứ khoa học viễn tưởng và biết cách chuyển đèn sang chế độ ấm áp khi ăn tối. Cá nhân tôi cũng muốn gặp bà của bạn đấy, trong trường hợp bà chưa bị biến thành một memoji như các lãnh đạo của hãng.
Chưa hết, Apple tiếp tục cải thiện khả năng tìm AirPods bị thất lạc thông qua ứng dụng FindMy. Một số sẽ nói rằng Apple nên làm sao để AirPods bớt rơi khỏi tai thì tốt hơn, có lẽ là thêm một cặp móc theo phong cách Bose chẳng hạn. Nhưng trong thế giới hoàn hảo của Apple, lỗ tai của tất cả mọi người đều được “đúc” để vừa vặn một cách hoàn hảo với AirPods.
Thậm chí những “fan cứng” của Apple như tôi (đang gõ bài này trên iPad Pro, tay đeo Apple Watch, và iPhone XR đặt trên bàn) cũng có những lúc tắt bài thuyết trình đi. Tôi thích dùng Google Maps, do đó phần thuyết trình dài ngoằng về Apple Maps luôn khiến tôi cảm thấy buồn ngủ. Tại sao phải chuyển đổi chứ? Qua những gì rút ra được từ bài thuyết trình, chỉ có một lý do đủ thuyết phục: bản đồ lái xe 3D quá đẹp mắt, và có mô hình cây cối thú vị. Tôi là người thích trồng cây mà, nhưng tại sao chúng ta lại cần cây trên một tấm bản đồ khi lái xe?
Điều tương tự cũng đúng với Apple Music hay HomePod. Thật tuyệt khi Apple cải thiện những sản phẩm này, nhưng chúng có ưu thế gì so với các đối thủ? Các lãnh đạo Apple dường như không thể đề cập đến tên các công ty khác, trừ khi đó là công ty đối tác. Tại sao họ không nói rằng “HomePod có thể chơi Apple Music và Spotify“, mà phải nói rằng “và các dịch vụ âm nhạc phổ biến khác“?
Nhưng không. Các lãnh đạo Apple sống trong một thế giới hoàn hảo, nơi những sản phẩm không phải của Apple dường như không có chút nghĩa lý nào. Đó còn là nơi bạn có thể lưu trữ bằng lái xe trong Apple Wallet mặc cho những quan ngại về quyền riêng tư. Nơi chúng ta tạo ra những slideshow trong ứng dụng Photos, và kèm theo đó là nhạc nền thư thái, lả lơi, cực kỳ phù hợp cho chuyến leo núi đậm chất phiêu lưu của cả gia đình dịp cuối tuần. Nơi chúng ta có đủ kiên nhẫn để sửa từng lỗi sai trong cách đoán từ của Siri trên Apple Watch bằng cách viết ra từng từ một. Nơi màn hình Apple Watch là ảnh chân dung một chú cún con tên Fondue gì đó.
Thế giới của Apple liệu có tốt hơn? Đúng vậy. Nhưng trừ khi chúng ta đều biến thành các memoji, thế giới tốt hơn kia bắt đầu trông ngày càng xa vời khỏi thực tại sau mỗi bài thuyết trình của hãng.
Samsung Galaxy Book Go là dòng laptop vừa được Samsung ra mắt, thuộc dòng laptop giá rẻ, đáp ứng các nhu cầu sử dụng cơ bản, với giá khởi điểm chỉ 349 USD/máy.
Các thông số kỹ thuật
Kích thước 323,9 x 224,8 x 14,9mm (khi đóng lại), trọng lượng 1,38kg
Màn hình TFT FHD 14 inch (1920 x 1080 pixel)
Bản lề gấp được 180 độ
Bộ vi xử lý: CPU Qualcomm Snapdragon 7c thế hệ 2 và GPU Qualcomm Adreno, hệ điều hành Windows 10 Home / Pro
Camera HD 720p, micro kỹ thuật số, loa Dolby Atmos
Bộ nhớ 4GB hoặc 8GB (LPDDR4X), kết hợp cùng bộ nhớ trong 64GB hoặc 128GB (eUFS)
Pin 42,3Wh, sạc bằng cổng USB Type-C, công suất sạc 25W (sạc nhanh)
Màu sắc: Silver
Galaxy Book Go (WiFi) sẽ được ra mắt và mở bán tại Mỹ từ ngày 10/06/2021, với giá khởi điểm khoảng 349 USD (khoảng hơn 8 triệu VNĐ). Phiên bản Galaxy Book Go 5G có thể sẽ được ra mắt vào cuối năm 2021.