Home Blog Page 49

Tại sao Windows 11 bắt buộc người dùng phải có chip TPM

0

(Techz.vn) Windows 11 là phiên bản đề cao tính bảo mật, vì vậy khi lên phiên bản này máy tính của bạn bắt buộc phải sử dụng 1 loại chip bảo mật là TPM.

Hôm qua, Microsoft đã thông báo rằng Windows 11 sẽ yêu cầu chip TPM (Trusted Platform Module) trên các thiết bị hiện có và mới. Đó là một sự thay đổi phần cứng đáng kể đã được thực hiện trong nhiều năm, tuy nhiên trên phiên bản này Microsoft đã yêu cầu rõ hơn. Vậy TPM là gì và tại sao bạn cần một TPM cho Windows 11?

David Weston, giám đốc doanh nghiệp và bảo mật hệ điều hành tại Microsoft giải thích : “Các mô-đun nền tảng đáng tin cậy (TPM) là một con chip được tích hợp vào bo mạch chủ của PC hoặc được thêm riêng vào CPU . “Mục đích của nó là bảo vệ các khóa mã hóa, thông tin đăng nhập của người dùng và dữ liệu nhạy cảm khác đằng sau hàng rào phần cứng để phần mềm độc hại và những kẻ tấn công không thể truy cập hoặc giả mạo dữ liệu đó”.

Cấu hình tiêu chuẩn để lên phiên bản Windows 11

TPM hoạt động bằng cách cung cấp bảo vệ mức phần cứng thay vì chỉ mỗi phần mềm. Nó có thể được sử dụng để mã hóa đĩa bằng các tính năng của Windows như BitLocker hoặc để ngăn chặn các cuộc tấn công từ điển vào mật khẩu.

Ban đầu, yêu cầu tối thiểu thực sự để lên Windows 11 là TPM 1.2 và CPU lõi kép 64 bit 1GHz trở lên, nhưng trang mới hiện làm rõ yêu cầu TPM 2.0 và thông tin này đã được xác nhận. Bên cạnh đó máy tính của bạn phải sử dụng chip Intel thế hệ thứ 8 trở lên hoặc Ryzen 4000 series thì mới có thể nâng cấp phiên bản mới này.

Điều này khiến nhiều người cố gắng tìm hiểu xem thiết bị của họ có hỗ trợ TPM hay không, nhầm lẫn với cài đặt BIOS và thậm chí mọi người đổ xô đi mua các mô-đun TPM riêng biệt mà họ không cần.

Nguồn: techz
https://www.techz.vn/204-621-5-tai-sao-windows-11-bat-buoc-nguoi-dung-phai-co-chip-tpm–ylt533198.html

Samsung Galaxy Watch 4 lộ gần như hoàn toàn trước giờ ra mắt

0

(Techz.vn) Chiếc đồng hồ thông minh đầy hứa hẹn của Samsung sẽ ra mắt vào ngày 28/6 tại MWC 2021.

Trước ngày ra mắt, trang 91mobile đã tiết lộ thiết kế Samsung Galaxy Watch 4 – Mẫu đồng hồ thông minh thế hệ mới nhất của hãng. Qua loạt hình ảnh rò rỉ, Watch 4 được tinh giản khá nhiều về các đường nét thiết kế, chúng ta có một chiếc đồng hồ gọn gàng hơn, đơn giản hơn nhưng vẫn mang những đường nét khá hài hoà và phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.

5526967_samsung_galaxy_watch_4_3

Ngoài ra, Watch 4 sử dụng màn hình phẳng chứ không còn cong 2.5D, 5 màu dây đeo mới, có 2 phiên bản bao gồm LTE và GPS, kích thước tổng thể trông máy khá dày chứ không thật sự mỏng. Về giao diện mặt đồng hồ, có vẻ như mẫu đồng hồ mới của Samsung vẫn còn sử dụng nền tảng Tizen OS thay vì WearOS như một số thông tin trước đó.

Để có cái nhìn rõ nét hơn về Galaxy Watch 4, mời bạn cùng xem những hình ảnh dưới đây.

5526968_samsung_galaxy_watch_4_2

5526969_samsung_galaxy_watch_4_5-2

5526970_samsung_galaxy_watch_4_4

5526972_Samsung-Galaxy-Watch4-1-2

Nguồn: techz

https://www.techz.vn/40-621-2-samsung-galaxy-watch-4-lo-gan-nhu-hoan-toan-truoc-gio-ra-mat-ylt533131.html

 

Chứng kiến LG sắp bán iPhone, Samsung cuống cuồng tìm cách ngăn cản

0

Trong bối cảnh thị phần smartphone 5G của Samsung đang bị Apple đẩy lùi, việc mở rộng doanh số bán iPhone sẽ giáng một đòn mạnh vào dòng điện thoại Galaxy.

Sau khi rút lui khỏi mảng sản xuất smartphone, LG đang đối mặt với câu hỏi phải làm gì với không gian sàn cùng nhân sự của Best Shop, chuỗi cửa hàng trước đây từng dành riêng để thiết bị cầm tay của LG, với hơn 400 địa điểm trên khắp Hàn Quốc. Và kế hoạch mới là chuyển sang bán iPhone cùng các thiết bị của Apple. Nhưng hướng đi này của LG là điều mà một gã khổng lồ công nghệ ở Hàn Quốc khác, là Samsung, rất khó chịu.

Theo báo cáo của Business Korea, LG đã bắt đầu tìm cách dự trữ các sản phẩm của Apple tại chuỗi cửa hàng truyền thống Best Shop của mình, nơi sẽ tiếp tục bán các sản phẩm khác của LG như TV cao cấp sau khi công ty rời khỏi thị trường điện thoại.

Chứng kiến LG sắp bán iPhone, Samsung cuống cuồng tìm cách ngăn cản - Ảnh 1.

LG có hơn 400 cửa hàng Best Shop tại Hàn Quốc.

Và dường như Samsung đã quyết định phải ra tay ngăn chặn. Và lý do được ra chính là việc LG sẽ vi phạm một thỏa thuận được ký vào tháng 5/2018 có tên “Thỏa thuận chung sống giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh truyền thông di động”. Thỏa thuận có đó nội dung yêu cầu các nhà sản xuất như LG hay Samsung chỉ bán điện thoại do mình sản xuất tại các cửa hàng hay địa điểm bán lẻ của riêng mình. Do đó, việc LG bán điện thoại của Apple sẽ vi phạm thỏa thuận này.

Tuy nhiên, LG tuyên bố rằng trong thỏa thuận nói trên có ghi chú rằng việc đàm phán lại có thể diễn ra trong trường hợp hoàn cảnh chung có sự thay đổi lớn. Và “sự thay đổi lớn” ở đây chính là việc LG đã rút khỏi mảng kinh doanh smartphone. Trong khi đó, thỏa thuận trên được đưa ra nhằm bảo vệ các hãng sản xuất, do vậy việc đàm phán lại là cần thiết.

Chứng kiến LG sắp bán iPhone, Samsung cuống cuồng tìm cách ngăn cản - Ảnh 2.

Hợp tác bán iPhone có thể mang lại lợi ích cho cả đôi bên, Apple và LG.

Sự hiện diện trong lĩnh vực bán lẻ thực tế của LG tại Hàn Quốc là rất quan trọng, vì vậy có thể hiểu được rằng Samsung đang cảm thấy bị đe dọa bởi động thái này, đặc biệt là khi Apple đã nhảy lên dẫn đầu thị trường với 29,8% thị phần bán điện thoại 5G với riêng dòng iPhone 12. Samsung hiện đang đứng ở vị trí thứ tư về thiết bị cầm tay 5G. Và rõ ràng, trong bối cảnh thị phần smartphone 5G của Samsung đang bị Apple đẩy lùi, việc mở rộng doanh số bán iPhone sẽ giáng một đòn mạnh vào dòng điện thoại Galaxy.

Theo trang HeraldCorp, Samsung được cho là đang cố gắng gây áp lực với ba nhà cung cấp dịch vụ di động lớn của Hàn Quốc – SK Telecom, KT Corp và LG Uplus – để thúc đẩy việc đưa dòng điện thoại của mình xuất hiện trong chuỗi Best Shop.

iPhone 13 chuẩn bị lên kệ vào tháng 9 tới và thời gian cho Samsung không có nhiều. Công ty phải tìm ra giải pháp phù hợp để thoát khỏi cảnh bị đối thủ chính chèn ép thị phần smartphone flagship ngay tại chính quê nhà.

Hơn nữa, Samsung cũng cần phải xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc bởi nó có thể gây ra ảnh hưởng lớn cho các thiết bị gia dụng được bán bởi LG Best Shop. Bởi nhu cầu từ người tiêu dùng đổ vào iPhone có thể dẫn đến việc LG có thể dễ dàng bán thêm các thiết bị gia dụng thông qua các sản phẩm đi kèm.

Nguồn: genk

https://genk.vn/chung-kien-lg-sap-ban-iphone-samsung-cuong-cuong-tim-cach-ngan-can-20210628111507566.chn

Apple gửi thư cảnh cáo tới các leaker Trung Quốc, cấm tiết lộ thông tin

0

Bất chấp những nỗ lực của Apple nhằm ngăn chặn thông tin về sản phẩm xuất hiện trước khi chúng được giới thiệu, các rò rỉ vẫn tiếp tục xuất hiện, cung cấp cho mọi người chi tiết về những iPhone, Mac chưa ra mắt và hơn thế nữa.

Chiến dịch bịt các lỗ hổng trong khâu quản lý thông tin của Apple dường như đang mở rộng đến cả hành động pháp lý đối với những nguồn rò rỉ thông tin (leaker), vì một leaker có nickname “Kang” đã đăng lên Weibo trong tuần này về một thông báo mà anh ta nhận được từ công ty.

Apple gửi thư cảnh cáo tới các leaker Trung Quốc, cấm tiết lộ thông tin - Ảnh 1.

Một phần bài đăng của Kang

Kang hiện đang giữ vị trí số một trên bảng xếp hạng AppleTrack, nơi đăng tin rò rỉ và so sánh độ tin cậy của thông tin mà nhiều leaker chia sẻ. AppleTrack nói rằng còn có các leaker khác nhận được thông báo tương tự. Trước khi ra mắt iPhone 12, Kang đã đăng về tất cả bốn mẫu mà Apple đã chuẩn bị, tiết lộ giá cả, màu sắc và ngày phát hành dự kiến của chúng.

Theo Kang, trong nội dung cảnh báo, công ty luật tuyên bố rằng hành động của anh ta có thể chia sẻ thông tin với các đối thủ cạnh tranh của Apple hoặc đánh lừa người tiêu dùng về các thiết bị sắp ra mắt. Nó cũng bao gồm ảnh chụp màn hình trang Weibo của anh ấy, hiển thị các bài đăng khác ngoài thông tin rò rỉ, chẳng hạn như những bài đăng mà anh ấy nói về các vấn đề mà anh ấy gặp phải với các sản phẩm của Apple.

Về phần mình, Kang khẳng định chưa bao giờ ký NDA (Non – disclosure agreement  – Thỏa thuận bảo mật thông tin).

Kang tiếp tục đưa ra ý kiến cá nhân của mình về tình huống này. Kang giải thích rằng vì “tôi chưa bao giờ công bố hình ảnh sản phẩm không được tiết lộ” hoặc bán thông tin, nên Apple phải loại trừ những “câu đố và giấc mơ” về các dự án không được tiết lộ của mình. Nhiều nguồn rò rỉ khi đưa tin về sản phẩm của Apple sẽ mô tả một cách mơ hồ là “những giấc mơ”, điều này đã được phổ biến trong những năm gần đây bởi những nguồn rò rỉ như “L0vetodream”, nhằm tránh việc tiết lộ trực tiếp.

Apple gửi thư cảnh cáo tới các leaker Trung Quốc, cấm tiết lộ thông tin - Ảnh 2.

Kang là nguồn rò rỉ có độ chính xác cao nhất về các sản phẩm của Apple

Thậm chí “nằm mơ sẽ vi phạm cơ chế bảo mật của họ”, Kang nói, “theo logic của Apple, nếu tôi có một giấc mơ, các đối thủ của Apple sẽ có được thông tin hiệu quả.” “Không cần gửi ảnh hay rò rỉ ảnh, tôi vẫn bị lợi dụng làm mục tiêu”, anh nói.

Kang nói rằng “Tôi sẽ không đăng những câu đố và giấc mơ trong tương lai”, có vẻ như anh ấy sẽ xóa một số bài đăng trước đó trên mạng xã hội và sẽ hạn chế việc đăng tin rò rỉ.

Kang lập luận rằng anh ta không lừa dối người tiêu dùng và nói rằng anh ta vẫn có quyền tiết lộ cảm xúc của mình về trải nghiệm smartphone của Apple, đồng thời nhận xét rằng “công ty không nên can thiệp vào Weibo của tôi.”

Một người khác, có độ uy tín cao, chuyên đăng ảnh render của các sản phẩm Apple sắp ra mắt là Ben Geskin đã đề cập đến việc nhận được một thông báo tương tự vào năm ngoái, trong khi leaker L0vetodream (đứng thứ năm trong danh sách xếp hạng) cho biết họ không nhận được bất cứ điều gì.

Anh cũng cảnh báo các blogger khác, nói rằng nếu họ “không muốn rắc rối … thì đừng đăng bất cứ điều gì họ (Apple) không muốn nói với công chúng.” Ngay cả khi “bạn chưa ký bất kỳ thỏa thuận nào … họ cho rằng đó là hành vi xâm phạm và lạm dụng thông tin thương mại.”

Apple gửi thư cảnh cáo tới các leaker Trung Quốc, cấm tiết lộ thông tin - Ảnh 3.

Apple CEO Tim Cook

Apple đã không trả lời yêu cầu bình luận của trang TheVerge về các bức thư hoặc số lượng đã được gửi đi.

Kang là một trong những nguồn rò rỉ đáng tin cậy nhất về Apple, với những rò rỉ chi tiết chính xác liên tiếp về các sản phẩm và kế hoạch phần mềm trong tương lai của Apple. Kang đã tiết lộ  đầy đủ về dòng iPhone 12 và HomePod mini trước khi chúng ra mắt. Theo AppleTrack, Kang cũng đã rò rỉ chính xác rất nhiều thông tin về iPhone SE 2020, Apple Watch SE, Apple Watch Series 6, iPad 8 và iPad Air 4 trước khi ra mắt. Ngoài ra, Kang đã tiết lộ thông tin chi tiết về các bản cập nhật phần mềm của Apple cho WWDC vào năm 2020.

Nguồn: genk
https://genk.vn/apple-gui-thu-canh-cao-toi-cac-leaker-trung-quoc-cam-tiet-lo-thong-tin-20210627211221918.chn

SMARTPHONE PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM THÔNG BÁO CHO NGƯỜI DÙNG KHI CHUYỂN SANG ZOOM SỐ!

0

Khi mở ứng dụng camera trên điện thoại và muốn chụp một chủ thể ở xa, chúng ta thường nhấp vào một trong những mức zoom xuất hiện trên màn hình. Sau khi bố cục khung hình, chúng ta nhấn nút chụp và tiếp tục với những công việc khác. Nhưng cuối cùng, khi kiểm tra lại bức ảnh, nó có chất lượng thấp và rất tệ.

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Phóng to

Có hai phương pháp zoom trên smartphone: quang học và kỹ thuật số. Quang học là phương pháp mà tất cả chúng ta đều muốn vì ống kính sẽ tự điều chỉnh để đến gần đối tượng hơn mà không bị mất chi tiết. Zoom số lại tận dụng phần mềm. Cụ thể hơn, nó crop (cắt) hình ảnh để tạo cảm giác gần hơn. Ảnh được zoom bằng kỹ thuật số sẽ phụ thuộc rất nhiều vào độ hiệu quả của phần mềm cắt, mức độ bạn zoom vào và camera có độ phân giải bao nhiêu.

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Do đó, không ai thực sự muốn dùng zoom số để chụp ảnh. Vì thế, zoom quang học đã cập bến smartphone và trở thành điểm ăn tiền cực lớn. Các công ty như Huawei và Oppo đã thúc đẩy công nghệ này cùng với hệ thống zoom “kính tiềm vọng” được tích hợp vào P30 Pro và Reno Zoom 10x. Ngày nay, camera tele zoom quang học đã có mặt trên hầu hết các chiếc smartphone cao cấp, bao gồm cả dòng Apple iPhone 12 và Samsung Galaxy S21. Giờ đây, chúng đã trở thành một điều bình thường trên smartphone.

Smartphone giá rẻ là một thị trường cạnh tranh rất cao. Và khi một chiếc điện thoại giá rẻ sở hữu những tính năng thường thấy trên một chiếc điện thoại đắt tiền hơn, nó có thể tạo ra một cú hích nhỏ trong mắt người tiêu dùng. Tính năng zoom số hiện đang trở lại theo cách không ai mong muốn, bởi các công ty điện thoại đang dần bắt đầu sử dụng các phím tắt zoom số 2x, 3x hoặc thậm chí 5x vào màn hình ngắm, vô tình khuyến khích chúng ta chụp những bức ảnh xấu tệ. Đó rõ ràng là một sự gian lận.

Điều này có thực sự đang xảy ra?

Ba chiếc smartphone mà Digital Trends trải nghiệm trong vài tuần qua, bao gồm OnePlus Nord CE, the Oppo A54 5G và Realme 8 5G, đều có “tính năng” này. Tất cả những chiếc điện thoại đó đều có các “chấm” nhỏ trong ứng dụng camera để truy cập vào tính năng zoom, nhưng không có cái tên nào có camera tele. Ứng dụng này khuyến khích bạn sử dụng zoom số – điều mà tất cả chúng ta đều ghét trước khi zoom quang xuất hiện. Những chiếc điện thoại này không phải là ví dụ duy nhất, nhưng việc khuyến khích đó đang trở thành một xu hướng không hay cho lắm.

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom sốOnePlus Nord CE 5G

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Realme 8 5G

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Oppo A54 5G

OnePlus Nord CE được bổ sung nút zoom 2x vào camera, và dù kết quả không quá tệ, nhưng rõ ràng, nó không thể bằng được những camera zoom quang. Nhưng Realme 8 5G và Oppo A54 5G lại chẳng bằng lòng với mức zoom số 2x mà là còn bổ sung thêm tùy chọn 5x. Dĩ nhiên, nếu mức zoom số 2x tạo ra những bức ảnh tồi tệ thì 5x chắc chắn là một trò hề.

Các công ty điện thoại mắc lỗi này sẽ nghĩ rằng họ đang tạo ra một sự thay đổi giao điện người dùng nhằm đơn giản hóa quá trình zoom thay vì phải dùng 2 ngón tay vuốt trên màn hình. Thêm một vài nút bấm để làm cho quá trình này đơn giản này chắc chắn sẽ là một lợi ích, nhưng những gì họ đang thực sự làm là cố tình bắt chước các chiếc điện thoại có chức năng vượt trội và dụ mọi người chụp những bức ảnh… xấu xí.

Không phải phóng đại

Đó là sự thật, không phải phóng đại. Bạn có thể xem các hình ảnh mẫu chụp từ camera chính của Oppo A54 5G và Realme 8 5G với các mức 1x, zoom số 2x và 5x.

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Oppo A54 5G – 1x

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Oppo A54 5G – 2x

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Oppo A54 5G – 5x

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Realme 8 5G – 1x

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Realme 8 5G – 2x

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Realme 8 5G – 5x

Tiếp theo là các ví dụ về zoom số 2x của OnePlus Nord CE, so sánh với những bức ảnh chụp bằng zoom quang 2x trên iPhone 12 Pro.

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Zoom số 2x trên OnePlus Nord CE

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Zoom quang 2x trên iPhone 12 Pro

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Zoom số 2x trên OnePlus Nord CE

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Zoom quang 2x trên iPhone 12 Pro

Bỏ qua những sự khác biệt về tông màu, độ cân bằng và màu sắc, các bức ảnh zoom số thiếu đi độ chi tiết, thấy rõ khoảng cách giữa các pixel và tổng thể hình ảnh bị mờ một cách khó chịu. Những bức ảnh 2x không phải là không sử dụng được, nhưng khi nhìn kỹ, bạn sẽ nhận thấy rằng chúng không hề đẹp mắt. Những nhược điểm đó sẽ ngày càng tăng lên với 5x. Hãy nhớ rằng, những ứng dụng camera đó luôn nhắc bạn nên sử dụng các chế độ này. Nhìn vào các bức ảnh chụp từ zoom quang trên iPhone 12 Pro, chúng rất ấn tượng, đầy đủ mọi chi tiết và có chất lượng tương đương với camera chính.

Nếu các công ty điện thoại định thêm những phím tắt vô lý này, ít nhất họ cũng nên đưa ra cảnh báo cho người dùng với nội dung đại loại rằng việc sử dụng chúng sẽ khiến chất lượng ảnh bị giảm đi. Trí tuệ nhân tạo có thể cho chúng ta biết khi nào nên dùng ống kính góc rộng, vậy tại sao chúng không thể cảnh báo cho chúng ta biết rằng những bức ảnh zoom số có thể sẽ gây thất vọng?

Cần phải dừng xu hướng này lại ngay

Smartphone ngày nay cần có trách nhiệm thông báo cho người dùng khi chuyển sang tính năng zoom số

Bằng cách tạo ra phím tắt zoom số trong ứng dụng camera trên những chiếc điện thoại không có zoom quang, các công ty điện thoại đang làm quá chức năng thực tế của camera. Dĩ nhiên, chúng không thể mang đến chất lượng tương đương với các camera có zoom quang thực trên những thiết bị khác. Đó cũng không phải là một sự tình cờ. Trên trang hỗ trợ A54 5G của mình, Oppo khuyên chúng ta nên sử dụng khả năng kéo – chụm hoặc các “chấm” nằm trong ứng dụng camera để phóng to – thu nhỏ, mà không đề cập gì đến việc giảm chất lượng hay đó chỉ là zoom số.

Biện pháp “thay thế kéo – chụm” cũng không hề hiệu quả, bởi mọi người sẽ thấy dễ dàng chụp được những bức ảnh zoom xa hơn, nhưng kết quả tồi tệ hơn và đổ lỗi cho camera điện thoại. Tất cả chỉ là một chiêu trò giả tạo.

Trước khi zoom quang trở thành một tiêu chuẩn gần như cố định trên các chiếc điện thoại cao cấp, việc tìm kiếm nút bấm chuyển zoom nhanh chóng trong ứng dụng camera là cực kỳ hiếm. Mọi người đều đối phó với điều đó bằng cách kéo – chụm trên màn hình mà không thực sự cần phương pháp khác.

Những chiếc điện thoại khuyến khích bạn chụp các bức ảnh zoom tồi tệ hiện chưa quá phổ biến, nhưng đây là bằng chứng cho thấy điều đo đang thay đổi. Xu hướng này cần phải được dừng lại ngay, hoặc các nhà sản xuất cần phải bổ sung thêm các cảnh báo rằng “những bức ảnh khi chụp ở chế độ này sẽ không đạt tiêu chuẩn” nếu người dùng bấm vào các phím tắt zoom số ấy.

Nguồn: vnreview

https://vnreview.vn/tu-van-di-dong/-/view_content/content/3476840/smartphone-phai-co-trach-nhiem-thong-bao-cho-nguoi-dung-khi-chuyen-sang-zoom-so

TRUNG QUỐC ĐƯA ĐIỆN THOẠI HUAWEI, LAPTOP LENOVO LÊN VŨ TRỤ

0

Sau khi phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 12 chở ba phi hành gia lên trạm không gian mới, truyền thông Trung Quốc đã có một buổi trò chuyện trực tiếp với phi hành đoàn từ ngoài quỹ đạo Trái Đất.

Nhưng điều cư dân mạng Trung Quốc quan tâm hơn cả là sự xuất hiện của các thiết bị điện tử, những vật dụng mà người dùng bình thường cũng có thể dễ dàng mua thông qua các sàn thương mại điện tử. Theo đó, các thiết bị công nghệ được đưa lên trạm vũ trụ Thiên Cung và tàu Thần Châu 12 đều do các công ty Trung Quốc sản xuất.

Thậm chí, chủ đề “cuộc sống hàng ngày của các phi hành gia Trung Quốc” đã thu hút hơn 240 triệu lượt xem trên nền tảng mạng xã hội Weibo hôm 24/6.

Điện thoại Huawei P30, laptop Lenovo ThinkPad và tua vít điện Xiaomi là những món đồ công nghệ xuất hiện trong buổi phát trực tiếp. Từ trạm vũ trụ, smartphone và máy tính bảng được kết nối mạng với đường truyền tải xuống 1,2 Gbp/s (gigabit mỗi giây), tương đương với tốc độ 5G trên mặt đất.

Ngoài ra, một số thiết bị nhỏ gọn như tai nghe dẫn truyền xương của AfterShokz hay Huawei FreeBuds cũng không thoát khỏi tầm mắt của cư dân mạng.

Bên cạnh các thiết bị điện tử, một số sản phẩm điện gia dụng Trung Quốc cũng được chở trên tàu Thần Châu 12, bao gồm tủ lạnh Haier, lò vi sóng Galanz, đồng hồ Fiyta… Riêng với Fiyta, thương hiệu đồng hồ Trung Quốc từng tham gia sứ mệnh Thần Châu 5 vào năm 2003, một lần nữa đồng hành cùng Thần Châu 12.

Chưa hết, quần áo và túi ngủ cho phi hành đoàn cũng được phát triển đặc biệt bởi thương hiệu đồ thể thao Trung Quốc Toread. Trong nhiệm vụ kéo dài ba tháng, các phi hành gia sẽ được cung cấp hơn 120 công thức nấu ăn với nhiều nguyên vật liệu chế biến phù hợp với môi trường ngoài không gian.

Các sản phẩm cốt lõi giữ vai trò điều khiển hoạt động và kết nối, liên lạc với Trái Đất như máy tính, hệ điều hành hay cánh tay robot đều do các doanh nghiệp Trung Quốc phát triển và sản xuất. Tiêu biểu trong số đó là Kylin, hệ điều hành thay thế hệ thống nước ngoài trên trạm vũ trụ của Trung Quốc.

Tất nhiên, ngôn ngữ được sử dụng chính là tiếng Trung. Và đây được xem như một rào cản lớn cho các phi hành gia quốc tế nếu có ý định ghé thăm trạm Thiên Cung trong tương lai.

“Dù là bước tiến nhỏ trong công nghệ không gian nhưng đó được xem như thành tựu lớn trong quá trình phát triển và tiến bộ của ngành sản xuất công nghiệp Trung Quốc. Đặc biệt hơn cả, việc các thương hiệu nội địa xuất hiện trong cabin của các phi hành gia đã giúp tạo nên hiệu ứng truyền thông lớn”, Qi Haishen, chủ tịch công ty công nghệ năng lượng mặt trời THE-Solar Tech, cho biết.

Nguồn: vnreview

https://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/3477068/trung-quoc-dua-dien-thoai-huawei-laptop-lenovo-len-vu-tru

SAMSUNG HỖ TRỢ 57 TỶ ĐỒNG CHO VIỆT NAM CHỐNG DỊCH

0

Đáp ứng lời kêu gọi của chính phủ Việt Nam trong việc gây quỹ mua vắc xin, các công ty hàng đầu Hàn Quốc, hoạt động ở quốc gia Đông Nam Á, đang tích cực tham gia quyên góp.

Tập đoàn Samsung Electronics đã trao tặng 2,8 tỷ won (tương đương 57,2 tỷ đồng) cho Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác chống dịch.

Tại các tỉnh công nghiệp phía Bắc, nơi nhà máy chủ chốt của Samsung được xây dựng và cũng là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, tập đoàn Hàn Quốc đã quyên góp tiền mặt và viện trợ y tế cho ban lãnh đạo địa phương.

“Với khoản tiền 2,8 tỷ won mà Samsung đóng góp cho Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc đã trao 2 tỷ won tiền mặt cho chính phủ trung ương” và 480 triệu won (9,8 tỷ đồng) cho tỉnh Bắc Ninh, một nguồn tin thân cận cho biết.

Trong số các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, Samsung hiện đang là tập đoàn có khoản tài trợ cao nhất cho quỹ vắc xin, bên cạnh SK Group hỗ trợ 1,1 tỷ won (tương đương 22,4 tỷ đồng) cho chính phủ và LG Electronics quyên góp 1,5 tỷ won (30,6 tỷ đồng) cho tỉnh Hải Phòng, nơi đặt toàn bộ dây chuyền sản xuất của công ty.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp Hàn Quốc khác như tập đoàn giải trí, thực phẩm CJ Group và ngân hàng Shinhan cũng đóng góp vào quỹ vắc xin Việt Nam với số tiền lần lượt 320 triệu won (6 tỷ đồng) và 290 triệu won (5,9 tỷ đồng).

Trước sự trỗi dậy của biến chủng virus mới cùng số ca nhiễm tăng cao, chính phủ đã tuyên bố thành lập quỹ vắc xin quốc gia vào tháng 5, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp, thậm chí cả các công ty nước ngoài, mở hầu bao tham gia các nỗ lực tiêm chủng.

Tập đoàn ôtô Toyota Motor (Nhật Bản) và Foxconn (Đài Loan) cũng đứng đầu danh sách nhà tài trợ quốc tế cho quỹ vắc xin Việt Nam. Bên cạnh yêu cầu của chính phủ, việc quyên góp từ các tập đoàn đa quốc gia cũng bắt nguồn từ sự hiện diện dày đặc của họ tại nước ta.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cảm ơn sự ủng hộ của các công ty đối với quỹ vắc xin quốc gia. Theo đó, số tiền này sẽ được sử dụng cho việc mua sắm, nghiên cứu và phát triển vắc xin ngừa Covid-19. Vào tuần trước, ông đã có buổi gặp gỡ trực tiếp với người đứng đầu các doanh nghiệp Samsung và SK tại Việt Nam để thay mặt cả nước tỏ lòng biết ơn.

Ở thời điểm hiện tại, các công ty xuất khẩu Hàn Quốc được đánh giá là nguồn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu tại Việt Nam. Đến tháng 3 năm nay, có khoảng 948 dự án do doanh nghiệp Hàn Quốc khởi xướng tại tỉnh Bắc Ninh, với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 11 tỷ USD, tương đương 53% nguồn vốn FDI đổ vào các tỉnh thành trong nước.

Ảnh: Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam

Trong khi đó với Samsung, tập đoàn đang sở hữu hai nhà máy sản xuất lớn ở miền Bắc, chiếm đến 50% sản lượng smartphone toàn cầu của công ty. Hay Foxconn, nhà cung cấp chính cho Apple, cũng xây dựng nhà máy lắp ráp ở nhiều tỉnh phía Bắc.

Có mặt từ hơn 10 năm trước, Samsung là một trong những nguồn đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam. Tập đoàn Hàn Quốc cũng đã đàm phán với chính quyền trung ương và khu vực về các dự án kinh doanh khác nhau, bao gồm cả việc vận hành chung một chương trình thử nghiệm để mua điện trực tiếp từ nhà máy điện tái tạo. Thông qua số lượng đóng góp đã cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng điện tử của Samsung nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.

Nước ta gần đây đã cắt giảm mục tiêu tiêm chủng Covid-19 vì dịch bệnh hoành hành trong bối cảnh nguồn cung vắc xin toàn cầu thiếu hụt. Cho đến nay, chính phủ chỉ mới tiêm vắc xin cho 1% dân số trên tổng 100 triệu người và các nhà chức trách tỏ ra lo ngại, cảnh giác trước sự gia tăng đột biến số ca mắc bệnh gần đây.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết Việt Nam hướng đến mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho ít nhất 70% dân số từ 18 tuổi trở lên vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 để đạt khả năng miễn dịch cộng đồng.

Nguồn: vnreview

https://vnreview.vn/tin-tuc-covid-19/-/view_content/content/3477092/samsung-ho-tro-57-ty-dong-cho-viet-nam-chong-dich

SHOPEE, TIKI, LAZADA… THU THUẾ VAT, THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI BÁN HÀNG TỪ NGÀY 1/8/2021

0

Từ ngày 18/2021, cá nhân kinh doanh trên các sàn TMĐT có thu nhập năm từ 100 triệu đồng trở lên sẽ phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, áp dụng với cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, mức thuế áp dụng cho cá nhân bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng) là 1% thuế GTGT và 0,5% thuế thu nhập cá nhân.

Trả lời trên VTV1, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân, Tổng cục Thuế cho biết việc các sàn thương mại điện tử thu hộ thuế sẽ được triển khai theo lộ trình, cụ thể:

Tổng cục Thuế dự kiến lộ trình triển khai việc kết nối cung cấp thông tin gồm 4 bước.

– Bước 1 (từ nay đến trước 1/8/2021), Tổng cục Thuế chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện khảo sát thực tế một số sàn giao dịch thương mại điện tử để xây dựng chuẩn dữ liệu; dự thảo chuẩn dữ liệu lấy ý kiến các sàn TMĐT.

– Bước 2 (từ 1/8/2021 đến trước 1/10/2021): Tổng cục Thuế tổng hợp ý kiến phản hồi, hoàn thiện, trình các cấp có thẩm quyển ban hành chuẩn dữ liệu kết nối thông tin.

– Bước 3 (từ 1/10/2021 đến trước 1/1/2022): Tổng cục Thuế và các sàn giao dịch TMĐT triển khai việc nâng cấp ứng dụng để đảm việc kết nối thông tin theo chuẩn định dạng bằng phương thức điện tử.

– Bước 4 (Từ 1/1/2022): Sàn TMĐT thực hiện việc kết nối thông tin với cơ quan thuế theo chuẩn dữ liệu bằng phương thức điện tử.

Shopee, Tiki, Lazada… thu thuế VAT, thu nhập cá nhân của người bán hàng từ ngày 1/8/2021

Cán bộ Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử. Ảnh Đỗ Doãn/ TBTC

Tổng cục Thuế cho biết đang tổ chức lấy ý kiến Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và các sàn giao dịch TMĐT, đồng thời mong muốn các hiệp hội và các sàn TMĐT tham gia đóng góp ý kiến trước ngày 3/7/2021.

Sau khi khảo sát và có ý kiến từ các sàn, Tổng cục Thuế sẽ xây dựng một chuẩn kết nối thông tin lấy ý kiến thông qua các sàn, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt chuẩn kết nối thông tin. Sau khi được phê duyệt chuẩn kết nối thông tin, sàn và cơ quan thuế sẽ hỗ trợ nhau để nâng cấp ứng dụng, kết nối thông tin làm sao đảm bảo việc cung cấp thông tin của sàn và cơ quan thuế qua phương thức điện tử.

Đồng thời, Tổng cục Thuế sẽ làm việc với một số bộ ban ngành có liên quan như Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, và sắp tới là với Bộ Công an nhằm đảm bảo tính bảo mật, an ninh, an toàn qua mạng khi thực hiện việc kết nối thông tin, cung cấp thông tin của sàn tới cơ quan thuế.

Trước đó, thừ tháng Năm, Cục Thuế TPHCM đã triển khai chuyên đề chống thất thu đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Nhóm đối tượng được đưa vào tầm ngắm là các tổ chức cung cấp sàn giao dịch TMĐT như chotot.com, vatgia.com, muaban.net; lazada.vn; Shopee.vn…; các tổ chức trực tiếp bán hàng trên các trang web trong và ngoài nước như Shein.com.vn, Lazada.vn, Tiki.vn, adayroi.vn…; các tổ chức cung cấp dịch vụ quảng cáo, du lịch, đặt phòng, đào tạo trực tuyến, vé máy bay, tổ chức sự kiện như Vntrip.vn, Topica.vn, edumall, Trivago.vn, traveloka, book.com, ticketbox, Google, Apple…

Cơ quan thuế cũng tập trung vào các doanh nghiệp (DN) mở trang web bán hàng, cung cấp dịch vụ do DN trực tiếp sản xuất, kinh doanh; cá nhân trực tiếp bán hàng, cung cấp dịch vụ trên các trang mạng xã hội; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ xuyên biên giới có phát sinh thu nhập từ các trang mạng xã hội nước ngoài Google, Facebook, Youtube…

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đề ra nhiều biện pháp thực hiện gồm tiến hành thanh tra các doanh giao nhận hàng hóa, nhất là các đơn vị giao nhận được uỷ quyền thu tiền khi giao hàng (hình thức COD) để xác định các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT và doanh thu kinh doanh TMĐT.

Kế đến là phối hợp với các ngân hàng thương mại để nắm thông tin về các tài khoản thanh toán qua ngân hàng nhưng không đăng ký với cơ quan thuế, thông tin tài khoản giao dịch thanh toán đã mở tại ngân hàng làm căn cứ vận động DN kê khai sát thực tế kinh doanh hoặc chuyển thanh tra, kiểm tra DN.

Đối với các DN bán hàng nhập khẩu từ nước ngoài thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh, cơ quan thuế sẽ phối hợp với Cục Hải quan để nắm dữ liệu hàng hóa nhập khẩu chuyển vào, đối chiếu doanh thu của sản phẩm này với việc thực hiện kê khai nộp thuế.

Đối với cá nhân cư trú trong nước có hoạt động kinh doanh TMĐT, cơ quan thuế sẽ rà soát từng nội dung số trên các trang Youtube xác định tên, địa chỉ của các Youtuber, xác định được người thụ hưởng, các ngân hàng xác minh tài khoản nhận tiền để thực hiện các biện pháp thu thuế

Trong khi đó, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ làm việc với Bộ Công thương xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin để thực hiện hiệu quả hơn việc rà soát, kiểm tra, thanh tra nghĩa vụ thuế các cá nhân, DN có hoạt động kinh doanh TMĐT trên địa bàn; làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông về cơ chế phối hợp giữa hai bên đối với phương thức khai thác thông tin từ các nhà cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website TMĐT bán hàng và các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT.

Kế hoạch chi tiết thực hiện chuyên đề đang được Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh gấp rút xây dựng, trong đó sẽ nêu cụ thể số lượng các cuộc thanh tra kiểm tra, thời gian thực hiện theo từng tháng, quý trong năm 2021, cùng các nội dung phối hợp với các cơ quan liên quan như Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương, Kho bạc Nhà nước, Cục Hải quan… nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác chống thất thu NSNN đối với hoạt động kinh doanh TMĐT.

Nguồn: vnreview

https://vnreview.vn/tin-tuc-kinh-doanh/-/view_content/content/3477116/shopee-tiki-lazada-thu-thue-vat-thu-nhap-ca-nhan-cua-nguoi-ban-hang-tu-ngay-1-8-2021

ĐIỆN THOẠI CÓ ĐANG NGHE LÉN NHỮNG GÌ BẠN NÓI HAY KHÔNG?

0

Câu trả lời là không, bởi nó đã nắm trong tay dữ liệu về bạn thông qua nhiều phương thức thu thập dữ liệu khác rồi.

Bạn đã từng tán dóc với một người bạn về việc sắp mua một món đồ nào đó, và rồi thấy một quảng cáo về chính món đồ đó đập vào mặt ngay ngày hôm sau? Nếu có, bạn hẳn cho rằng: chắc là smartphone của mình đang nghe lén mình rồi!

Nhưng có thật vậy không? Đúng là không hề trùng hợp khi món đồ bạn đang quan tâm lại chính là món đồ trong quảng cáo bạn xem được.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa thiết bị của bạn đang lắng nghe những gì bạn đang nói – nó chẳng cần làm điều đó, khi mà bạn, trong một số tình huống không ngờ tới, đã vô tình dâng mọi thông tin nó cần từ trước.

Điện thoại có thể nghe lén không?

Hầu hết chúng ta đều thường xuyên tiết lộ thông tin của chính mình cho hàng loạt các website và ứng dụng. Chúng ta làm điều đó khi cấp cho chúng những quyền nhất định, hoặc cho phép “cookies” giám sát các hoạt động trực tuyến của mình.

Thứ gọi là “cookies bên thứ nhất” sẽ cho phép các website “ghi nhớ” những thông tin chi tiết nhất định về quá trình tương tác của bạn với website. Ví dụ, cookies đăng nhập cho phép bạn lưu thông tin đăng nhập để không phải nhập lại chúng mỗi lần ghé thăm trang.

Tuy nhiên, các cookies bên thứ ba lại được tạo ra bởi các tên miền nằm ngoài website bạn đang ghé thăm. Bên thứ ba ở đây thường là một công ty marketing đang hợp tác với website hoặc ứng dụng bên thứ nhất.

Cookies bên thứ ba sẽ lưu trữ các quảng cáo của nhà quảng cáo và cho nó quyền truy xuất đến dữ liệu nó đã và đang thu thập từ bạn (và bạn sẽ phải cấp quyền cho nó làm điều đó – có thể là thông qua việc bấm vào một vài cửa sổ popup trông khá vô hại).

Chính nhờ vậy, các nhà quảng cáo có thể xây dựng nên một bức tranh về cuộc sống của bạn: lịch trình hàng ngày, nhu cầu và mong muốn. Những công ty này sẽ thường xuyên tìm cách đánh giá độ phổ biến của các sản phẩm của họ và sự biến động của nó dựa trên nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, chiều cao, cân nặng, nghề nghiệp, và thú vui.

Bằng cách phân loại và gom nhóm các thông tin nói trên, các nhà quảng cáo sẽ cải thiện được thuật toán khuyến nghị của họ, sử dụng một thứ gọi là “hệ thống khuyến nghị” để nhắm quảng cáo phù hợp đến những khách hàng.

Máy tính làm việc sau “hậu trường”

Trong AI, có nhiều kỹ thuật học máy có khả năng giúp các hệ thống lọc và phân tích dữ liệu của bạn, như gom nhóm dữ liệu, phân loại, liên kết, và học tăng cường (RL).

Một AI RL có thể tự huấn luyện chính nó dự trên phản hồi từ tương tác người dùng, tương tự như cách trẻ nhỏ học lặp lại một hành động nếu hành động đó dẫn đến một phần thưởng.

Bằng cách xem hoặc nhấn “Like” trên một bài viết mạng xã hội, bạn đã gửi một tín hiệu “có phần thưởng” đến một AI RL, xác nhận rằng bạn bị thu hút bởi bài viết đó – hoặc có lẽ là có hứng thú với người đăng tải nó. Dù thế nào đi nữa, một thông điệp cũng được gửi đến AI RL về sở thích và mong muốn cá nhân của bạn.

Nếu bạn bắt đầu liên tục thích các bài viết có nội dung về “sự quan tâm” trên một nền tảng mạng xã hội, hệ thống của nó sẽ học để gửi đến bạn  quảng cáo từ các công ty có thể cung cấp các sản phẩm hoặc nội dung liên quan.

Những quảng cáo được đề xuất kia có thể dựa trên các dữ liệu khác nữa, bao gồm:

– Những quảng cáo khác mà bạn từng bấm vào trên nền tảng

– Thông tin cá nhân chi tiết mà bạn đã cung cấp cho nền tảng (như độ tuổi, địa chỉ email, giới tính, địa điểm, và những thiết bị bạn dùng để truy cập nền tảng)

– Thông tin chia sẻ với nền tảng bởi các nhà quảng cáo hay các đối tác marketing khác mà bạn từng là một khách hàng

– Những trang hay nhóm cụ thể mà bạn từng tham gia hoặc “thích” trên nền tảng.

Trên thực tế, các thuật toán AI có thể giúp các công ty quảng cáo thu thập những bộ dữ liệu lớn và sử dụng chúng để dựng nên toàn bộ mạng xã hội của bạn, xếp hạng mọi người quanh bạn dựa trên mức độ bạn “quan tâm” (tương tác) với họ.

Họ có thể bắt đầu nhắm các quảng cáo đến bạn dựa trên không chỉ dữ liệu của riêng bạn, mà còn dữ liệu thu thập được từ bạn bè và các thành viên gia đình bạn – những người cũng đang sử dụng các nền tảng giống như bạn.

Ví dụ, Facebook có thể khuyến nghị bạn một số thứ mà bạn bè bạn vừa mới mua. Nó không cần “nghe lén” cuộc nói chuyện giữa bạn và bạn bè bạn mới làm được điều đó.

Dù các nhà cung cấp ứng dụng phải nêu rõ các điều khoản và điều kiện về việc họ thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu đối với người dùng, ngày nay, tất cả đều tuỳ thuộc vào sự cẩn thận của người dùng khi cấp quyền cho các ứng dụng và website họ thường sử dụng.

Nếu bạn không chắc nên cấp những quyền nào, hãy dựa trên nhu cầu của bạn. Cho phép WhatsApp truy cập camera và microphone là điều hợp lý, bởi nó không thể cung cấp một số dịch vụ nếu không sử dụng được hai thành phần này. Nhưng không phải mọi ứng dụng và dịch vụ đều chỉ đề nghị được cấp những quyền cần thiết.

Có thể bạn không ngại nhận được những quảng cáo nhắm đến mình dựa trên dữ liệu cá nhân, và có thể bạn thấy những quảng cáo như vậy là khá thú vị. Nghiên cứu cho thấy những người có góc nhìn “thực dụng” hơn thực ra lại thích những khuyến nghị từ AI so với những khuyến nghị tương tự từ con người.

Dẫu vậy, hoàn toàn có khả năng những khuyến nghị của AI có thể “bóp nghẹt” lựa chọn của con người và giảm thiểu những cơ hội chúng ta có được xét về lâu về dài. Bằng cách trao cho người tiêu dùng những nội dung nên xem, đọc, và stream được chọn lọc bằng thuật toán, các công ty hoàn toàn có thể định hướng sở thích và lối sống của chúng ta trong một cái lồng chật hẹp.

Nếu không muốn bị đoán ra, hãy trở nên khó đoán

Có một vài lời khuyên đơn giản mà bạn có thể làm theo để hạn chế lượng dữ liệu chia sẻ trực tuyến. Đầu tiên, hãy định kỳ đánh giá lại những quyền đã cấp cho các ứng dụng trên điện thoại.

Ngoài ra, hãy nghĩ thật kỹ khi một ứng dụng hay website yêu cầu bạn cấp những quyền nhất định, hoặc cho phép chúng lưu cookies. Bất kỳ khi nào có thể, hãy tránh sử dụng các tài khoản mạng xã hội để kết nối hoặc đăng nhập vào các website hay dịch vụ khác. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ có một tuỳ chọn để đăng ký bằng email, và bạn thậm chí có thể sử dụng một địa chỉ email tạm thời nếu muốn.

Một khi đã bắt đầu quá trình đăng nhập, nên nhớ chỉ chia sẻ thông tin nào thật sự cần thiết. Và nếu bạn xem trọng quyền riêng tư, hãy cân nhắc cài đặt một mạng riêng ảo (VPN) trên thiết bị. VPN sẽ giúp bạn che giấu địa chỉ IP và mã hoá các hoạt động trực tuyến của bạn.

Tự tìm hiểu

Nếu bạn vẫn nghĩ điện thoại đang nghe lén mình, có một thử nghiệm đơn giản mà bạn có thể thử.

Hãy vào phần cài đặt của điện thoại và hạn chế quyền truy cập microphone đối với mọi ứng dụng. Chọn một sản phẩm mà bạn chưa từng tìm kiếm trên bất kỳ thiết bị nào của mình và nói thật to về nó với một người khác, trong một khoảng thời gian đủ dài.

Đảm bảo bạn lặp lại quy trình này vài lần. Nếu không nhận được bất kỳ quảng cáo nào về nó trong vài ngày tiếp theo, thì chứng to điện thoại của bạn không thực sự “nghe lén” bạn đâu.

Tuy nhiên, đừng vội vui mừng, bởi nó luôn có nhiều cách khác để tìm ra thứ bạn đang nghĩ trong đầu!

Nguồn: vnreview

https://vnreview.vn/tu-van-di-dong/-/view_content/content/3475826/dien-thoai-co-dang-nghe-len-nhung-gi-ban-noi-hay-khong

Cái kết buồn của Jack Ma

0
Jack Ma

Jack Ma là người sáng lập Alibaba, công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc, cũng như Ant Group, công ty tái chính công nghệ (Fintech) lớn nhất thế giới, nổi tiếng với ứng dụng thanh toán Alipay.

Đặt dây dương lên con ngựa Ma Yun

“Mục tiêu là kiểm soát Ma Yun” (tên của Jack Ma ở tiếng Trung Quốc), một chuyên viên tư vấn cho Hội đồng Quốc gia của Trung Quốc nói. “Giống như đặt dây cương lên con ngựa vậy”.

Và chính Jack Ma cũng từng nói: “Tôi nghĩ rằng trong số những người giàu nhất Trung Quốc, ít người có kết thúc tốt đẹp”.

“Đặt dây cương lên con ngựa” là những gì mà chính quyền Trung Quốc đang làm với tập đoàn do Jack Ma sáng lập, và quá trình này chưa dừng lại.

Đế chế của Jack Ma có giá trị chỉ bằng một nửa so với 9 tháng trước, và họ cũng đang tách mảng kinh doanh có giá trị nhất của Jack Ma sang các “đối tác” mới được nhà nước chỉ định.

Jack Ma là ai?

Nói đến các tên Jack Ma thì không ai không biết cả. Một năm trước ông là người giàu nhất Trung Quốc.

Jack Ma là người sáng lập Alibaba, công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc, cũng như Ant Group, công ty tái chính công nghệ (Fintech) lớn nhất thế giới, nổi tiếng với ứng dụng thanh toán Alipay.

Đế chế của ông đã trở thành một siêu thế lực mà chưa hề lên sàng, ngang tầm với FANG của phương Tây (Facebook, Amazon, Netflix, Google). Chỉ riêng Alibaba đã có giá trị hơn bất kì công ty Mỹ nào, chỉ thua Apple, Amazon, Google.

Jack Ma cũng là một người nổi tiếng trên phạm vi toàn cầu, có thể xem đây là người Trung Quốc nổi tiếng nhất còn sống.

Jack Ma là Jeff Bezons + Elon Musk + Bill Gates gộp chung vào một người duy nhất. Ông là đại diện cho một thế hệ người Trung Quốc mới. Hai công ty mà Ma lập ra rất quan trọng với Trung Quốc, và chúng cũng đồng nghĩa với sự sáng tạo của quốc gia này. Giới truyền thông Trung Quốc còn gọi sự phát triển của ngành tech tại quốc gia này là “Thời đại của Ma”.

Vì thế sự suy yếu của đế chế Jack Ma là một thứ rất đáng quan tâm. Các tài sản của Ma đã bị lấy đi, bị giảm giá trị, và nếu chọn một từ để mô tả những gì Trung Quốc đang làm với Jack Ma thì từ “chấn chỉnh” (rectified) là một động từ phù hợp nhất.

Quá trình chấn chỉnh bắt đầu

 

Câu chuyện bắt đầu khi nào?

Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 24/10/2020, khi Ma phát biểu tại một hội nghị ở Thượng Hải, ông đã chỉ trích hệ thống pháp lý cản trở việc đổi mởi và cần phải thay đổi để tăng trưởng.

Theo Reuters, bài phát biểu này quá thẳng, giống như vỗ vào mặt chính quyền Trung Quốc nên họ quyết định phải “đặt dây cương” để kềm chế sự phát triển của đế chế Jack Ma.

Thậm chí có người đã tư vấn cho Jack Ma nên dịu giọng vì hội nghị này có một số quan chức cấp cao trong lĩnh vực tài chính tham gia, nhưng Ma đã từ chối và cho rằng có thể nói bất kì điều gì ông muốn.

Sau những phát ngôn ồn ào đó của Jack Ma, cơ quan quản lý Trung Quốc bắt đầu thu thập những báo cáo về các dịch vụ của Ant, phản ứng của công chúng, tất cả được nộp lên cho dàn lãnh đạo cấp cao trong đó có Tập Cận Bình. Các báo cáo này cho thấy công chúng phản ứng tiêu cực với phát biểu của Ma. Từ đây việc điều tra toàn diện bắt đầu diễn ra.

Quá trình chấn chỉnh đã bắt đầu

Hủy lên sàn Ant Group

Để bắt đầu việc chấn chính, chính phủ Trung Quốc đã ra tay chặn việc lên sàn của Ant Group lên sàn tại sàn chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải ngay đêm trước.

Có một điều cần biết là nếu mà Ant lên sàn thành công, đây sẽ là thương vụ IPO lớn nhất thế giới, lập ra một kỉ lục mới với số tiền thu về ước tính 34,5 tỉ USD, khi đó định giá của Ant Group sẽ là trên 313 tỉ USD.

Tháng 10/2020, giá cổ phiếu trên thị trường private đã tăng 50%, và mức độ quan tâm tới đợt offering này đã tăng 80 lần. Bản thân Jack Ma cũng nói: “Đây là sẽ là đợt IPO lớn nhất lịch sử loài người. Ngoài ra, đây là lần đầu tiên nó diễn ra ở một thành phố khác New York… Một điều kì diệu đang diễn ra…”.

Nhưng mọi chuyện đã không như thế. Có thông tin nói rằng đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra tay xử lý việc này.

Chính phủ Trung Quốc đã dừng việc IPO này lại và yêu cầu Ant trở thành một tổ chức tài chính chịu sự quản lý của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.

Việc chấn chỉnh như thế nào?

Tháng 12/2020, Ant Group được lệnh Ngân hàng Trung ương “chấn chỉnh” lại hoạt động kinh doanh của mình và phải đưa ra lộ trình cụ thể. Ngân hàng Trung ương cũng triệu tập các lãnh đạo của Ant, nói rằng Ant không có cơ chế quản lý hiệu quả, từ chối tuân theo các yêu cầu của pháp luật, và kinh doanh chênh lệch giá để thu lợi mà không chịu rủi ro nào.

IPO của Ant được xem là lớn nhất trong lịch sử

Theo sau đó, Ant bắt đầu bị tách ra. Mảng tài chính tiêu dùng của công ty được tái cấu trúc, nó trở thành một công ty tài chính chịu đầy đủ yêu cầu như những gì đang áp dụng cho các ngân hàng. Việc này sẽ mở cửa để những ngân hàng nhà nước lớn cũng như các đơn vị do nhà nước kiểm soát có thể nắm cổ phần”.

Chính phủ quan tâm đến tài sản nào của Jack Ma?

Chính phủ Trung Quốc cũng để mắt tới tài sản quý giá nhất của Ant: dữ liệu. Ant nắm trong tay hàng tỉ giao dịch mua bán của người tiêu dùng. Những phân tích đưa ra từ mớ dữ liệu khỏng lồ này đã trở thành lợi thế cạnh tranh của Ant so với những ngân hàng truyền thống vốn chưa áp dụng nhiều công nghệ trong việc đưa ra quyết định cho vay hay các dịch vụ tín dụng tiêu dùng.

Bắc Kinh cũng muốn chấn chỉnh điều này. “Ant được yêu cầu phá vỡ thế độc quyền về dữ liệu”, theo yêu cầu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.

Giám sát quỹ của Ant

Ant có một quỹ lớn đến mức những nước phương Tây phải bất ngờ. Ant xây dựng quỹ này bằng cách mời người tiêu dùng Trung Quốc đổ tiền dư của mình vào những tài khoản online. Chỉ trong 4 năm, nó trở thành quỹ lớn nhất thế giới, vượt qua cả JP Morgan, Fidelity và làm cho giới ngân hàng, đầu tư trên toàn cầu bị sốc.

Đầu năm 2018, chính phủ Trung Quốc bắt đầu can thiệp vào quỹ này và ngay lập tức nó đã giảm 18% sau quý đầu tiên, và hiện đã giảm gần 50% so với thời đỉnh điểm. Việc giảm này không phải vì các quy luật thị trường tự nhiên hay thay đổi tỉ giá như nhiều người dự đoán, nó là kết quả của những hành động mà Bắc Kinh thực hiện.

Ant được ra lệnh phải giảm quy mô của quỹ như là một phần trong thỏa thuận tái cấu trúc mà họ đã kí với các cơ quan chức năng.

Phạt cạnh tranh không lành mạnh

Vào tháng 4 năm 2021, một khoản phạt “kỉ lục” đã được đưa ra cho Alibaba với cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh. Con số này quá nhỏ so với những gì mà Ant IPO có thể thu về, và một số nhà quan sát thậm chí còn không để tâm đến nó. Tuy nhiên cái”tội” ở đây mới là cái quan trọng: Alibaba bị cáo buộc “lạm dụng vị thế thống trị của mình”, và lại một lần nữa được yêu cầu “chấn chỉnh” cũng như “giảm quy mô công ty” để tạo ra thị trường cạnh tranh công bằng.

Trước đó, nhiều công ty Trung Quốc đã nộp đơn kiện Alibaba chuyển hướng truy cập không hợp lý, một số nhà bán thì kiện thì Alibaba buộc họ phải chọn “một phe để theo” khi kinh doanh online, JD.com, công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Trung Quốc, cũng từng kiện Tmall của Alibaba với cáo buộc lạm dụng vị trí của mình. Pinduoduo, Vipshop cũng tham gia kiện.

Đại bản doanh của Alibaba

Một số sự kiện khác

Trình duyệt của Alibaba

Trình duyệt của Alibaba, được dùng nhiều thứ 2 tại Trung Quốc chỉ sau Chrome, đã bị xóa khỏi các app store của đa số những công ty mobile và công ty Internet ở Trung Quốc.

Tháng 4, Bắc Kinh thông báo điều tra việc Ant thông đồng với sàn chứng khoán Thượng Hải để được phép IPO, nên có thể sẽ phát hiện ra vấn đề hối lộ. Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đang lo lắng rằng lợi ích quốc gia không được bảo vệ một cách đầy đủ.

Đóng cửa trường đại học của Ma


Cũng trong tháng 4, Ma bị cắt chức chủ tịch Đại học Hupan, ngôi trường mà ông đã lập ra và ủng hộ từ năm 2015. Hupan được lập ra với tham vọng cải tiến ngành giáo dục trong lĩnh vực kinh doanh với nhiều sáng kiến mới, sáng tạo và dũng cãm. Trước đây, sau 6 tháng chọn lọc, đại học Hupan thông báo sinh viên khóa mới bao gồm hơn 40 CEO từ các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc, tạo ra một mạng lưới kinh doanh mạnh nhất trnong nước. Mới chỉ có 207 người “tốt nghiệp” nhưng trong đó có rất nhiều người nổi tiếng. Người được vào học phải lãnh đạo một một startup có doanh thu ít nhất 4,5 triệu USD mỗi năm, đã trả thuế trong hơn 3 năm, và có ít nhất 30 nhân viên”.

Đây là cách làm nhanh, gọn và có thể thành công hơn những gì mà Mỹ đang áp dụng với các trường học về kinh doanh. Điều này giúp trao đổi kinh nghiệm, thông tin nhanh hơn và khuyến khích tạo mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau một cách chưa từng có. Thứ gần nhất với Hupan là Harvard Business School, và Jack Ma còn mướn đi xa hơn nữa.

Nhưng giờ đây, Bắc Kinh đã yêu cầu Hupan không nhận thêm đơn đăng kí mới, và việc Jack Ma không còn ngồi ghế chủ tịch có thể sẽ ảnh hưởng tới việc kinh doanh của trường. Trường này nổi tiếng là nhờ Jack Ma, không phải vì các khóa học của mình.

Quỹ quản lý Huarong?

Mảng cho vay tiêu dùng của Ant đã lớn tới mức nó chiếm 1/10 số tiền cho vay không liên quan đến mua nhà của Trung Quốc trong năm ngoái. Sau khi được yêu cầu “chấn chỉnh”, Ant sẽ chỉ còn nắm 50% cổ phần của công ty mới với tên gọi “Chongqing Ant Consumer Finance”. Ant thậm chí còn phải trả 625 triệu USD cho chính phần sở hữu này, trong chính công ty của mình!

50% còn lại sẽ được giao cho những “đối tác” mới và không bị yêu cầu cam kết tài chính. Những công ty sẽ tham gia nắm Chongqing Ant Consumer Finance bao gồm một công ty sản xuất pin (?), một nhà sản xuất thiết bị giám sát video, và cuối cùng là Quỹ Huarong Asset Management với 4,99% cổ phần công ty.

Huarong là một nhân tố xấu trong lĩnh vực tài chính Trung Quốc. Quỹ này được lập ra bởi chính phủ Trung Quốc vào những năm 90 để bán các khoản nợ xấu, sau đó quỹ mở rộng hoạt động với các khoản đầu tư ra nước ngoài với rủi ro cao. Ngay cả đến hôm nay chính quyền Trung Quốc cũng chưa rõ hết về những gì mà Huarong sở hữu.

Huarong cũng xây dựng một văn hóa hối lộ lớn và có hệ thống dưới thời CEO Lai Xiaomin cho đến năm 2018. Công ty này được giới truyền thông Trung Quốc xem như là một “công ty ác”, một ví dụ về tham nhũng, gian lận và thiếu năng lực, cũng như là chủ đề của nhiều series phim phóng sự được phát sóng trên truyền hình quốc gia nước này. Năm nay, Huarong chạm đến mức gần phá sản và có thể phải được bảo lãnh bởi chính phủ. Vào tháng 1 năm 2021, CEO Lai Xiaomin đã bị tử hành với tội tham nhũng và nhiều tội khác.

Việc Huarong nắm một phần của Ant là một điều khó hiểu. Mới đây, Huarong cũng đã bị chính quyền buộc phải bán đi những mảng không phải cốt lõi.

Thế nên mới nói đây là cái kết buồn của Jack Ma.

Đọc thêm: Siêu nhà máy 7 tỷ USD ở châu Âu đột ngột trở thành nỗi đau đầu của Elon Musk

Nguồn: Tinh Tế